Học cách phân biệt các loại vải cotton

Học cách phân biệt các loại vải cotton

Khi dệt may các loại quần áo, chất lượng vải là một yếu tố hàng đầu mà chúng ta sẽ để ý tới. Ngành may mặc có vô số loại vải, trong đó cotton là một chất liệu phổ biến với rất nhiều ưu điểm nổi bật. Hãy cùng Nam Dương Uniform xem cách phân biệt các loại vải cotton trên thị trường hiện nay nhé

Nguồn gốc của vải cotton

Vải cotton được tạo thành từ chính sợi bông - một loại xơ mềm mọc trên cây bông. Loại xơ này phát triển và mọc quấn quanh hạt của cây. Sau khi hái, bông sẽ được kéo và dệt để tạo thành từng sợi vải. Người ta nghiên cứu rằng bông đã xuất hiện trong thế giới cổ đại ít nhất từ 5000 năm trước Công Nguyên, loại cây này thường mọc ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Quy trình tạo ra vải cotton

Để tạo ra được vải cotton, sợi bông cần trải qua những bước sau đây:

Bước 1: Thu hoạch xơ bông và phân loại
Tháng 11 và tháng 12 là thời điểm tốt nhất để thu hoạch xơ bông. Quá trình thu hoạch sẽ chia làm 3 đợt.

  • Đợt 1: Thu hoạch những quả bông nở ở gốc cây
  • Đợt 2: Thu hoạch những quả bông nở ở giữa thân cây
  • Đợt 3: Thu hoạch những quả bông còn lại trên ngọn cây

Sau khi thu hoạch, những xơ bông này sẽ được phân loại và sấy khô hoặc phơi khô nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất trong xơ bông

Bước 2: Tinh chế xơ bông
Sau khi xơ bông đã khô, chúng sẽ được xé ra và làm sạch để sợi bông có thể tách ra khỏi hạt giống cây trồng. Những xơ bông này được đưa vào lò hơi để nấu và lọc qua nhiều lần để không còn các chất như axit hữu cơ, màu thiên nhiên, pectin và nito.

Bước 3: Hoà tan và kéo sợi
Xơ bông sau khi được tinh chế sẽ hoà tan vào một dung dịch đặc biệt để tạo thành hỗn hợp kéo sợi. Hỗn hợp này sau đó được đưa vào máy kéo sợi để tạo ra những sợi cotton nhỏ và dài.

Bước 4: Dệt vải từ sợi cotton
Sợi cotton sau khi được kéo sẽ được dệt thành vải. Vải cotton sau khi được dệt sẽ được làm bóng và tẩy trắng để tạo điều kiện cho quá trình tiếp theo

Bước 5: Nhuộm vải
Thuốc nhuộm vải sẽ được kết hợp với các hợp chất khác để tạo ra một loại màu bền tối đa. Vì loại vải này có độ thấm hút cao nên quá trình nhuộm màu sẽ diễn ra rất nhanh chóng. Sau khi nhuộm xong, cần phải giặt lại vải cotton để loại bỏ các hợp chất dư thừa và giúp vải mềm hơn.

Phân loại vải cotton

1. Vải cotton 100%
Vải cotton 100% với thành phần là 100% sợi bông tự nhiên, có đặc tính mềm mại, trơn mịn, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt và không gây kích ứng da. Tuy nhiên, chúng cũng có nhược điểm là dễ bị nhăn và co rút khi giặt, dẫn tới giữ form dáng không được tốt.

2. Vải cotton 65/35
Vải cotton 65/35 (CVC) là một loại vải được kết hợp giữa sợi bông (65%) và sợi polyester (35%). Đặc tính của loại vải này là co giãn nhẹ, mềm mại, ít nhăn và giữ màu tốt. Tuy nhiên vì pha với sợi polyester nên chúng thấm hút kém hơn và dễ bị xù lông khi sử dụng lâu.

3. Vải cotton 35/65
Vải cotton 35/65 (TICI) được kết hợp giữa sợi bông (35%) và sợi polyester (65%). So với cotton 65/35 thì loại vải này bền chắc hơn, ít co rút và ít nhăn hơn. Tất nhiên nhược điểm của chúng cũng là độ thấm hút kém và dễ bị xù lông hơn so với vải cotton 65/35 và cotton 100%.

4. Vải cotton Satin
Cotton satin được dệt từ sợi bông thiên nhiên với mật độ sợi cao, được làm bóng để tạo ra hiệu ứng ánh kim. Đặc tính của loại vải này là mềm mịn, sang trọng, thấm hút tốt và không gây kích ứng da. Giống như cotton 100%, loại vải này cũng dễ bị nhăn và co rút khi giặt

5. Vải cotton lụa
Vải cotton lụa là sự kết hợp giữa sợi bông (50%) và sợi tơ tằm (50%). Ưu điểm của loại vải này là êm ái, mát mẻ và dễ chịu khi sử dụng. Tuy nhiên nó cũng có 1 số nhược điểm như dễ bị mất dáng và dễ bị xù lông khi giặt không đúng cách.

Kinh nghiệm phân biệt vải cotton

1. Cảm nhận sợi vải
Vải cotton 100% sẽ đem lại cảm giác rất mịn và mát, không bị bóng khi sờ vào. Trong khi đó vải cotton pha sẽ đem lại cảm giác hơi nhám, nóng và có độ bóng cao hơn.

2. Đốt vải
Với mẹo này, bạn có thể cắt một miếng vải nhỏ và đốt đi. Vải cotton 100% thường có mùi như giấy cháy, tạo ra tro xám và không bị cong do nhiệt độ. Nếu vải đốt đi có mùi nhựa cháy, tạo ra khói đen và bị cong lại thành cục nhựa đen thì đó có thể là cotton pha hoặc vải tổng hợp.

3. Độ thấm nước
Rót một ít nước lên phải cotton, nếu nước thấm nhanh và tạo ra các đốm ướt rõ ràng trên vải thì đó khả năng là vải cotton 100%. Còn nếu vải không thấm hoặc thấm chậm, các đốm ướt mờ nhạt trên vải thì đó là dấu hiệu của vải tổng hợp hoặc vải cotton pha.

Cách giặt và bảo quản vải cotton

Để có thể giữ vải cotton tốt hơn, có một số lưu ý sau đây

  • Nếu giặt tay, nên giặt bằng nước lạnh và xà phòng trong lần giặt đầu tiên. Không nên giặt chung với quần áo khác để tránh bị ố màu
  • Nếu giặt máy, chọn chương trình giặt dành cho vải cotton hoặc giặt với nước lạnh ở nhiejt độ dưới 30 độ C. Bạn nên sử dụng nước giặt và nước xả vải dịu nhẹ để giúp vải ít bị co lại
  • Khi phơi đồ bằng vải cotton, nên phơi trong không khí hoặc sấy ở nhiệt độ thấp, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời để giữ màu áo lâu hơn.
  • Nên treo quần áo bằng móc để duy trì hình dạng của quần áo, không nên vắt hoặc xoắn vải có thể làm hỏng form vải.

Mua áo vải cotton ở đâu?

Tại Nam Dương Uniform, chúng tôi nhận sản xuất các loại áo phông, áo polo, đồng phục doanh nghiệp, đồng phục y tế, đồng phục spa,....được làm từ các loại vải cotton. Ưu điểm của chúng tôi chính là

  • Thiết kế và may mẫu miễn phí.
  • Công nghệ in, thêu tiên tiến, sắc nét. Mẫu sản phẩm đa dạng, phong phú.
  • Giá sản phẩm cạnh tranh, tối ưu chi phí tuyệt đối cho khách hàng.
  • Tiến độ sản xuất nhanh và tốc độ cao.
  • Bảo hành 1 đổi 1.
  • Miễn phí vận chuyển.

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn thiết kế sản phẩm theo yêu cầu. Vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Điện thoại:(+84) 24 66 80 5999
  • Hotline/Zalo: (+84) 88 69 89 555 
  • Fanpage: https://www.facebook.com/NamDuongUniform
  • Email: info@namduonguniform.vn
  • Website: namduonguniform.vn
← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên