NAM DUONG UNIFORM https://namduonguniform.vn Fri, 03 Jan 2025 09:20:36 +0000 vi hourly 1 https://namduonguniform.vn/wp-content/uploads/2024/12/cropped-favicon-32x32.png NAM DUONG UNIFORM https://namduonguniform.vn 32 32 Các loại vải được ưa chuộng trong may mặc hiện nay https://namduonguniform.vn/cac-loai-vai-duoc-ua-chuong-trong-may-mac-hien-nay/ https://namduonguniform.vn/cac-loai-vai-duoc-ua-chuong-trong-may-mac-hien-nay/#respond Thu, 14 Nov 2024 03:22:09 +0000 https://namduonguniform.vn/blogs/meo-vat/cac-loai-vai-duoc-ua-chuong-trong-may-mac-hien-nay/

Vải là loại chất liệu đóng vai trò lớn trong cuộc sống của con người, nhất là trong ngành sản xuất và thời trang. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, ngày càng nhiều loại vải được sản xuất với đa dạng màu sắc, mẫu mã, chất liệu. 

Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 20 loại vải được dùng để sản xuất may mặc và ứng dụng trong nhiều ngành khác. Tuy nhiên những loại vải mà con người thường sử dụng để may mặc được xem là phổ biến thì khoảng 9-10 loại. Dưới đây sẽ là 9 loại vải thường dùng trong may mặc.

1. Vải Cotton

Vải Cotton được làm từ sợi bông còn được gọi là sợi Cellulose – chất liệu xuất xứ từ cây bông vải. Vải Cotton là một trong những loại vải được sử dụng trong may mặc mang đến cảm giác thoải mái do vải thấm hút mồ hôi tốt. Độ bền của loại vải này cũng rất cao và giặt cũng nhanh khô, khả năng giảm nhiệt tốt, không gây nóng hay bức bí khi mặc.

Về cơ bản, vải cotton được chia làm 5 loại: Cotton trơn, Cotton thun, Cotton thun 2 chiều, Cotton thun 4 chiều và Cotton Spandex.

2. Vải Jeans

Loại vải này được đánh giá cao về độ bền và được ứng dụng nhiều trong may mặc bởi nó thích hợp cho mọi giới tính, lứa tuổi và tầng lớp.

3. Vải Kate

Điểm đặc biệt của loại vải này là khả năng thấm hút mồ hiệu quả, không bị phai màu sau thời gian sử dụng.
Mỗi loại vải Kate sẽ có những công dụng riêng và phù hợp với từng nhu cầu sử dụng của người dùng.

  • Kate sọc: Được xem là loại vải may áo sơ mi công sở với nhiều kiểu dáng phong phú, đúng chuẩn người mặc.
  • Kate Hàn: Độ bền thấp, dễ bị phai màu, mức giá thành phù hợp để may quần áo công nhân với số lượng lớn.
  • Kate Silk: Độ bền cao, khi dùng không bị kéo dãn, không nhăn và đặc biệt là thấm hút mồ hôi cực kỳ hiệu quả.

4. Vải Nỉ – Flet

Là loại vải mà trên bề mặt vải được phủ một lớp lông mỏng, ngắn khá mềm và mịn.

Đây cũng là loại vải được tổng hợp bằng cách ép các sợi vải mỏng, không được dệt may cầu kỳ như các loại vải đẹp và phổ biến khác. Vải nỉ khả năng giữ ấm tốt, ít thấm nước và thoáng khí.

5. Vải Len – Wool

Vải len là loại vải có nguồn gốc xuất xứ từ lông động vật, chủ yếu là cừu, dê, lạc đà không bướu với khả năng chính là giữ ấm cực kỳ tốt. Trong quá trình sử dụng không bị nhắn và hút ẩm hiệu quả.

Vào mùa đông thì len là chất liệu được nhiều dùng lựa chọn nhất khả năng giữ ấm tốt cho cơ thể. Ưu điểm của loại vải này là khả năng hút ẩm và giữ nhiệt tốt.

6. Vải Thô – Canvas

Loại vải này có khả năng co giãn 4 chiều, bề mặt lại rất mịn, sờ vào thấy mát, thích hợp để dùng may quần áo cho phái nữ. Trên bề mặt vải thô có những sợi lông mỏng, ngắn. Canvas còn được biết đến với các tên gọi như: vải thô, vải bố, …Với khả năng thấm nước nhanh, độ đàn hồi tốt và lành tính với da người dùng.

Vải thô có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt, vì được tạo nên từ thiên nhiên nên có độ mềm mại nhất định.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của loại vải này là độ cứng cao của chất vải thô.

7. Vải Lanh – Linen

Hiện nay, đa phần những mẫu đồ bộ ở nhà của chị em phụ nữ đều sử dụng loại vải này, không những đem lại sự thoải mái mà còn thông thoáng, mát mẻ.

Ngoài để may trang phục hàng ngày, vải lanh còn được sử dụng làm khăn trải bàn, trải giường nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng hiện nay.

Tuy nhiên, loại vải này rất dễ nhăn và giá thành tương đối cao.

8. Vải Đũi – Tussar 

Vải đũi là loại rất xốp, nhẹ và mát đem đến khả năng thấm hút cực kỳ hiệu quả cho người dùng trong suốt quá trình sử dụng.

Các sản phẩm được làm từ vải đũi đều mang nét đơn giản, mộc mạc và tự nhiên.

Người ta thường dùng vải đũi để may quần hoặc váy. Một số tên gọi khác của vải đũi là Tussar hay Tussah.

Vải đũi và vải thô có nhiều nét tương đồng nhau, nhưng so với vải thô thì vải đũi mềm và mịn hơn.

Tuy nhiên, vải đũi cũng rất dễ bị nhăn.

9. Vải Lụa – Silk

Để có được một tấm lụa đẹp phải trải qua một quá trình rất công phu và mất khá nhiều thời gian.

Chất liệu vải này rất mềm, mướt, thấm hút mồ hôi tốt, mang đến cảm giác thoải mái vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Những trang phục như váy cưới, sơ mi, Pijama, váy, đầm, áo choàng, … thường sử dụng loại vải này.

Tuy nhiên, nhược điểm của loại vải này là rất khó bảo quản trong quá trình sử dụng, nếu không biết cách dùng lụa sẽ rất nhanh hư và không giữ được vẻ đẹp tự nhiên.

_______________

Hiện nay, Nam Dương đang sử dụng phần lớn những chất vải trên nhằm tạo nên sản phẩm đồng phục tốt nhất gửi đến quý khách hàng, đáp ứng các nhu cầu, mục đichs của khách hàng như: đồng phục bác sĩ, đồng phục y tá, đồng phục bệnh nhân, đồng phục phòng mổ, săng mổ và ga trải giường, …

Nếu có nhu cầu tư vấn thiết kế, đặt may đồng phục, quý khách có thể liên hệ Nam Dương Uniform qua Hotline: (+84) 88.6989.555 – (+84) 24 6680.5999

]]>
https://namduonguniform.vn/cac-loai-vai-duoc-ua-chuong-trong-may-mac-hien-nay/feed/ 0
Lịch sử ra đời áo polo – huyền thoại bất diệt ngành thời trang https://namduonguniform.vn/lich-su-ra-doi-ao-polo-huyen-thoai-bat-diet-nganh-thoi-trang/ https://namduonguniform.vn/lich-su-ra-doi-ao-polo-huyen-thoai-bat-diet-nganh-thoi-trang/#respond Thu, 14 Nov 2024 03:21:57 +0000 https://namduonguniform.vn/blogs/meo-vat/lich-su-ra-doi-ao-polo-huyen-thoai-bat-diet-nganh-thoi-trang/

Áo polo, một item quen thuộc trong tủ đồ của nhiều người, không chỉ là một món đồ thời trang đơn thuần mà còn mang trong mình một lịch sử lâu đời và thú vị. Cùng khám phá hành trình của chiếc áo này từ khi ra đời cho đến khi trở thành một biểu tượng thời trang bất tử nhé!

1. Áo polo là gì? Ý nghĩa của tên gọi polo

Áo polo là mẫu áo cổ bẻ, ra đời bởi sự kết hợp giữa form áo năng động của áo phông và cổ áo thanh lịch ở sơ mi. Điểm đặc biệt ở chiếc áo là phần tay cộc dáng ngắn và được may bo chun. Đây là loại áo thời trang cao cấp được nhiều người ưa chuộng.

Ý nghĩa của tên gọi polo:

Tên gọi áo polo có nguồn gốc từ bộ môn thể thao polo – khúc côn cầu trên lưng ngựa nổi tiếng đến từ Ấn Độ. Tham gia môn thể thao Polo nổi tiếng này các vận động viên phải mặc áo sơ mi dài tay được may từ chất liệu cotton dày dặn dẫn đến cảm giác khó chịu.

Phần cổ áo không được may cố định cản trở tới quá trình tham gia trận đấu, vì thế các tuyển thủ dùng chiếc khuy cài cố định phần đầu cổ áo vào thân áo để dễ dàng vận động thoải mái hơn.

Những chuyên gia thiết kế hàng đầu đã cách tân sửa đổi chiếc áo không tạo sự bất tiện, gò bó cho các tuyển thủ phù hợp với đặc thù môn thể thao polo. Từ đó, các nhà thiết kế cho ra đời mẫu áo với tên gọi polo, với kiểu dáng đa dạng, màu sắc ấn tượng chất liệu vải tốt nhất.

2. Khởi nguồn sự ra đời, quá trình tiến hóa của áo polo

Áo với sự hình thành hơn 100 năm, trải qua những quá trình tiến hóa, phát triển dưới bàn tay của các chuyên gia thiết kế hàng đầu thế giới.

  • 2.1 Lịch sử áo polo được ra đời từ đâu?

Lịch sử hình thành nên áo thun có cổ polo bắt nguồn từ Ấn Độ nơi sinh ra môn polo – bóng khúc cầu trên lưng ngựa. Môn thể thao này được những người lính thực dân Anh mang về đất nước, biến polo trở thành môn thể thao quý tộc cuối thế kỷ 19.

Áo được ra đời khi các chuyên gia thiết kế để tâm đến bộ trang phục mang đến sự khó chịu cho các tuyển thủ tham gia bộ môn polo. Nhà thiết kế nổi tiếng đến từ thương hiệu Lacoste đình đám phát hiện sự bất tiện từ bộ áo quần thể thao đã quyết tâm cải tiến chiếc áo này.

  • 2.2 Quá trình phát triển và tiến hóa của áo

– Môn thể thao Polo ngày càng được phổ biến, phát triển hơn trên toàn thế giới vào cuối thế kỷ 19. Trang phục các tuyển thủ thường sử dụng khi chơi bộ môn này có nguyên bản là chiếc áo sơ mi dài tay gò bó, chất liệu vải dày dặn, cổ áo không may cố định bay phất phơ tạo sự khó chịu khi vận động.

– Đến năm 1920 mẫu áo polo ngắn tay được ra đời. Những chiếc áo nguyên bản khiến các tuyển thủ khi tham gia cảm thấy khó chịu, gò bó không mang lại sự thoải mái khi vận động. Jean Rene Lacoste chuyên viên thiết kế – người sáng lập thương hiệu Lacoste thấu hiểu sự bất tiện của người dùng. Nhà thiết kế quyết tâm đổi mới chiếc áo này.

– Ông Jean Rene Lacoste dành toàn bộ tâm huyết, ngày đêm sáng tạo đổi mới và cho ra đời chiếc áo polo với sự kết hợp hoàn hảo từ áo phông và áo sơ mi. Ông giữ nguyên phần cổ bẻ thanh lịch của áo sơ mi, nhưng được làm mới với phần cổ trụ hình chữ V, ba khuy cúc cài cố định ở cổ áo. Kết hợp hoàn hảo với sự năng động, thoải mái của áo phông.

– Năm 1930 Jean Rene đã mang đến cơn sốt toàn cầu, xuất hiện rộng rãi trên khắp thế giới. Chiếc áo polo mang biểu tượng trỗi dậy tuổi trẻ tôn vinh hình ảnh các quý ông, lịch lãm tràn đầy năng lượng. Là người có công đưa áo thun polo trở thành kiểu áo được ưa chuộng nhất – Jean Rene Lacoste gây sốt trong làng thời trang nam góp phần phát triển thương hiệu Lacoste lớn mạnh.

– Năm 1967 các chuyên gia thiết kế đến từ những thương hiệu thời trang nổi tiếng sáng tạo nên chiếc áo polo đa dạng kiểu dáng, phù hợp với mọi ngành nghề, đặc thù công việc khác nhau. Những mẫu áo thun polo có cổ ngày càng trở nên phổ biến, mang lại thành công cho các thương hiệu thời trang.

– Đến năm 1980 được biết đến với cuộc chiến áo thun polo lớn nhất từ các thương hiệu nổi tiếng thế giới. Cuộc chiến diễn ra và kéo dài hàng chục năm duy trì đến ngày hôm nay.

– Chiếc áo được biết đến rộng rãi thông qua giải quần vợt US Open năm 1926. Chuyên gia thiết kế – người sáng lập thương hiệu Lacoste nổi tiếng thế giới – Rene Lacoste đã mặc chiếc áo polo do chính mình sáng tạo và giành chức vô địch tại giải đấu. Chiếc áo thun polo đã trở thành một hiện tượng thời trang có mối quan hệ gắn liền với nhiều bộ môn thể thao nam khác.

– Chiếc áo được các quý ông tận dụng khi tham gia môn thể thao cao cấp golf. Áo thun polo trở thành người bạn đồng hành với cánh mày râu khi chơi golf. Bộ môn này giúp cải thiện khả năng giao tiếp, thả lỏng tinh thần, thư giãn cơ thể sau một ngày dài làm việc.

3. Áo thun polo huyền thoại không bao giờ lỗi mốt ngành thời trang

Những chiếc áo thun polo huyền thoại với thiết kế đa dạng không bao giờ lỗi mốt. Giúp các chàng trai tạo dựng phong cách thời trang công sở, bộ quần áo thường ngày mang cá tính riêng biệt.

  • 3.1 Giá rẻ phù hợp với phần đông khách hàng

Mẫu áo thun cổ bẻ được các nhà thiết kế thời trang may từ chất liệu vải tốt nhất, màu sắc độc đáo phù hợp với mọi dáng người. Điểm độc đáo thu hút phần lớn khách hàng khi mua chiếc áo với giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Giá thành phải chăng là lợi thế mạnh giúp mẫu áo thun polo trở thành dòng sản phẩm phân khúc đến nhiều đối tượng khách hàng. Những chiếc áo thun cổ bẻ có giá rẻ phù hợp với phần đông khách hàng, được nhiều thương hiệu tận dụng trở thành mẫu trang phục công sở, đồng phục doanh nghiệp, trang phục văn phòng cho nam và nữ, áo polo nam hàng hiệu,…

  • 3.2 Áo polo kiểu dáng phù hợp cho cả nam và nữ

Chiếc áo thun có cổ ra đời dưới sự sáng tạo không ngừng của các nhà thiết kế mang đến những mẫu áo với màu sắc độc đáo, chất liệu vải cao cấp kiểu dáng phù hợp cho cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi.

– Thiết kế áo polo dành riêng cho nữ có form slimfit hay classic. Hai form áo này có ưu điểm ôm body không quá sát hay quá rộng, vừa vặn phô diễn những đường cong cơ thể đầy quyến rũ. Màu sắc nhẹ nhàng, tinh tế mang sự ngọt ngào xinh tươi mang sức hút kỳ lạ, thu hút mọi ánh nhìn.

– Với các quý ông các nhà thiết kế sử dụng form regular. Khác với hai form áo trên, regular mang đến cảm giác dễ chịu thoải mái giúp cánh mày râu dễ dàng vận động mạnh, tham gia các hoạt động thể thao. Mang màu sắc trẻ trung năng động tạo nên chiếc áo tràn đầy năng lượng, khởi tạo những nguồn cảm hứng mới lạ.

  • 3.3 Thích ứng và kết hợp với các kiểu trang phục khác nhau

Áo thun polo ra đời với sự kết hợp hoàn hảo giữa cổ áo sơ mi thanh lịch và form áo phông thoải mái đến từ nhà thiết kế nổi tiếng Jean Rene Lacoste. Nhờ vậy, chiếc áo polo sở hữu những ưu điểm vượt trội của mẫu áo sơ mi và áo phông, giúp các chàng trai cô gái dễ dàng kết hợp với các kiểu trang phục khác nhau.

– Mẫu áo thun polo thiết kế cổ bẻ của áo sơ mi với ưu điểm vượt trội thể hiện sự thanh lịch, sang trọng. Giúp dân văn phòng dễ dàng mix chiếc áo này cùng quần âu, áo vest, chân váy,…

– Chiếc áo tạo cảm giác thoải mái, năng động thừa hưởng từ form áo phông rộng rãi cùng sự mix-match khéo léo kết hợp cùng quần short, quần jeans rách gối, quần legging, quần kaki, quần jogger,…

4. Đặt may áo thun Polo đồng phục ở đâu đạt chuẩn chất liệu cao cấp nhất?

Đồng phục Nam Dương – Nam Dương Uniform nơi cung cấp sản xuất những chiếc áo thun đồng phục polo với chất lượng đạt tiêu chuẩn.

– Nam Dương luôn đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng về chất lượng sản phẩm, vải may, màu sắc, hình in,…

– Với bề dày kinh nghiệm trong ngành sản xuất đồng phục, Nam Dương với nhà máy sản xuất lên tới hàng trăm nhân công, đảm bảo đáp ứng đúng, đủ các yêu cầu về đồng phục của quý khách.

]]>
https://namduonguniform.vn/lich-su-ra-doi-ao-polo-huyen-thoai-bat-diet-nganh-thoi-trang/feed/ 0
Bao lâu thì nên thay thế các loại đồng phục y tế ? https://namduonguniform.vn/bao-lau-thi-ban-nen-thay-the-cac-loai-dong-phuc-y-te-cho-nhan-vien-cua/ https://namduonguniform.vn/bao-lau-thi-ban-nen-thay-the-cac-loai-dong-phuc-y-te-cho-nhan-vien-cua/#respond Thu, 14 Nov 2024 03:21:51 +0000 https://namduonguniform.vn/blogs/meo-vat/bao-lau-thi-ban-nen-thay-the-cac-loai-dong-phuc-y-te-cho-nhan-vien-cua/

Bạn có biết rằng những bộ đồ bảo hộ/đồng phục y tế hiện đại phát triển rộng rãi sau Thế chiến 1 do sự thoải mái mà nó mang lại?

Thực tế là chúng dễ dàng làm sạch và có tính bền cao, vì vậy bộ đồ bảo hộ/đồng phục y tế được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện sau những năm 1970.

Nhưng bạn nên thay thế bộ đồ bảo hộ/đồng phục y tế cho nhân viên của mình bao lâu một lần thì phù hợp?

Tuổi thọ của một bộ đồ bảo hộ/đồng phục y tế phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, bao gồm độ bền của vải, tần suất bạn mặc chúng và loại điều kiện mà chúng tiếp xúc. Với các sản phẩm chất lượng thấp, bạn có thể thay thế chúng sáu tháng một lần khi bạn bắt đầu thấy các dấu hiệu hao mòn. Tuy nhiên, với các sản phẩm chất lượng cao, tính bền sẽ cao hơn. Mặc dù chúng có vẻ đắt tiền, nhưng bạn cần cân nhắc và hiểu rằng các loại bộ đồ bảo hộ/đồng phục y tế có chất lượng tốt, thoải mái chính là một khoản đầu tư.

Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của các loại bộ đồ bảo hộ/đồng phục y tế của bạn.

1. Chất lượng

Đồ bảo hộ/đồng phục y tế được mặc ngày này qua ngày khác trong một môi trường nhiễm chéo là không tuân thủ nghiêm ngặt sự đảm bảo về an toàn phòng chống lây nhiễm. Bạn sẽ phải giặt sạch đồ bảo hộ/đồng phục y tế hàng ngày, và cũng không giống cách làm với quần áo thông thường của bạn. Một đồ bảo hộ/đồng phục y tế có chất lượng tốt có thể sử dụng trong một thời gian dài trước khi trải qua hao mòn.

Tuy nhiên, điều ngược lại là đúng trong trường hợp đồ bảo hộ/đồng phục y tế chất lượng thấp. Màu sắc có thể mờ dần. Các vật liệu bị xé rách một cách dễ dàng. Đôi khi, các chi tiết thậm chí có thể bắt đầu lỏng lẻo. Và sau đó, bạn cần thay thế hàng loạt. Các đồ bảo hộ/đồng phục y tế chất lượng cao chịu được nhiều hơn so với các loại chất lượng thấp, nhưng đi cùng với đó là giá thành đắt hơn. Tuy nhiên, khi bạn nhìn vào hiệu suất, hàng chất lượng cao luôn tốt hơn là đầu tư vào các dòng sản phẩm chất lượng thấp và thay thế chúng cứ sau vài năm thay vì vài tháng.

2. Tần suất sử dụng

Lịch làm việc của bạn cũng đóng một phần không thể thiếu trong việc xác định tần suất bạn thay thế các sản phẩm đồ bảo hộ y tế của mình.

Bộ đồ của bạn sẽ mất dần độ bóng và chức năng sau mỗi lần giặt, nhưng việc giặt giũ sau mỗi lần sử dụng là bắt buộc, vì vậy hãy chú ý đến tần suất để thay đổi chúng ngay khi cần thiết.

3. Vai trò của bạn trong công việc

Tất cả nhân viên y tế phải mặc đồ bảo hộ y tế. Nhưng đối với một y tá, đặc biệt là người trong phòng cấp cứu hoặc phòng chấn thương, bạn sẽ tiếp xúc với chất dịch cơ thể (đặc biệt là máu) khá thường xuyên. Điều này có nghĩa là bạn sẽ thay và giặt bộ đồ bảo hộ thường xuyên hơn nhiều.

Có thể có những ngày bạn phải mặc đồ bảo hộ y tế nhiều lần trong ngày, điều đó có nghĩa là phải giặt nhiều hơn, dẫn đến độ bền giảm, và bạn phải thay thế chúng thường xuyên hơn.

4. Nguy cơ lây nhiễm

Các y tá, bác sĩ phẫu thuật tiếp xúc với chất dịch cơ thể thường xuyên hơn nhiều so với các nhân viên khác. Họ cũng là những người gặp phải những bệnh nhân có khả năng lây nhiễm bệnh cao.

Trong trường hợp đó, các bác sĩ phải thay quần áo sạch thường xuyên hơn để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.

Điều này gây ảnh hưởng đến việc sử dụng áo choàng phẫu thuật/đồ bảo hộ y tế, do đó cần phải cân nhắc thay thế thường xuyên hơn, nếu không bộ đồng phục sẽ không còn giữ được những chức năng phòng chống như ban đầu.

5. Để mắt đến các dấu hiệu hao mòn

Bạn phải duy trì một hình ảnh chuyên nghiệp với quần áo sạch sẽ, không có vết rách và đường may lỏng lẻo.

Ngoài việc đảm bảo rằng bạn trông chuyên nghiệp, áo choàng bảo hộ còn bảo vệ bạn và bệnh nhân của bạn trong một môi trường nguy cơ lây nhiễm tiềm ẩn, nơi bạn chắc chắn sẽ tiếp xúc với các chất độc hại.

Đảm bảo rằng bạn thường xuyên kiểm tra các bộ đồ của mình để phát hiện các dấu hiệu hao mòn như các sợi chỉ bị đứt hay bung ra.

Những thay đổi về độ vừa vặn và màu sắc có thể cho biết rằng các bộ đồ sắp hết hạn.

Thời gian thay thế đồng phục y tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Tần suất sử dụng: Nếu đồng phục được sử dụng hàng ngày và tiếp xúc nhiều với chất bẩn, hóa chất thì cần thay thế thường xuyên hơn.
  • Chất liệu vải: Vải có độ bền cao, chất lượng tốt sẽ có tuổi thọ lâu hơn so với các loại vải thông thường.
  • Cách bảo quản: Việc giặt giũ, phơi phóng đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của đồng phục.
  • Quy định của cơ sở y tế: Mỗi cơ sở y tế có thể có những quy định riêng về thời gian thay thế đồng phục.

Thông thường, thời gian thay thế đồng phục y tế được khuyến nghị như sau:

  • Áo, quần, áo liền váy: Nên thay thế sau khoảng 2 năm sử dụng, hoặc sớm hơn nếu bị hỏng, rách, mất form.
  • Trang phục dùng trong khu vực vô trùng: Nên thay thế thường xuyên hơn, có thể sau mỗi ca làm việc hoặc theo quy định của bệnh viện.

Các dấu hiệu cho thấy bạn nên thay thế đồng phục:

  • Mất form, xù lông: Đồng phục bị giãn, bai dão, xù lông sẽ làm giảm tính thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sự chuyên nghiệp.
  • Vết bẩn ố vàng: Dù đã giặt nhiều lần nhưng vết bẩn vẫn còn.
  • Rách, sờn chỉ: Đồng phục bị rách, sờn chỉ sẽ làm giảm tính an toàn và vệ sinh.
  • Mất màu: Màu sắc của đồng phục bị phai nhạt, không còn tươi mới.

Tại sao cần thay thế đồng phục y tế định kỳ?

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ: Đồng phục mới sẽ giúp nhân viên y tế có hình ảnh chuyên nghiệp và tạo ấn tượng tốt với bệnh nhân.
  • Bảo vệ sức khỏe: Đồng phục cũ, bẩn có thể chứa vi khuẩn, gây hại cho sức khỏe của cả nhân viên và bệnh nhân.
  • Tăng hiệu quả làm việc: Đồng phục thoải mái, sạch sẽ sẽ giúp nhân viên y tế làm việc hiệu quả hơn.

Lời khuyên:

  • Lựa chọn chất liệu vải tốt: Nên chọn vải có khả năng thấm hút mồ hôi, kháng khuẩn, dễ giặt ủi.
  • Giặt ủi đúng cách: Tuân thủ hướng dẫn trên nhãn mác để bảo quản đồng phục tốt nhất.
  • Kiểm tra đồng phục thường xuyên: Phát hiện và xử lý các hư hỏng kịp thời.
  • Thay thế đồng phục khi cần thiết: Đừng tiếc tiền đầu tư vào những bộ đồng phục mới để đảm bảo chất lượng và hình ảnh chuyên nghiệp.

Lưu ý: Việc thay thế đồng phục y tế cần được cân nhắc kỹ lưỡng, tùy thuộc vào tình hình tài chính của cơ sở y tế và nhu cầu của nhân viên.

________________

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, đặt may các sản phẩm đồ bảo hộ y tế, liên hệ hotline: (+84) 24.6680.5999 – (+84) 88.6989.555

]]>
https://namduonguniform.vn/bao-lau-thi-ban-nen-thay-the-cac-loai-dong-phuc-y-te-cho-nhan-vien-cua/feed/ 0
Những loại vải cho đồng phục y tế https://namduonguniform.vn/nhung-loai-vai-thong-dung-cho-dong-phuc-y-te/ https://namduonguniform.vn/nhung-loai-vai-thong-dung-cho-dong-phuc-y-te/#respond Thu, 14 Nov 2024 03:21:42 +0000 https://namduonguniform.vn/blogs/meo-vat/nhung-loai-vai-thong-dung-cho-dong-phuc-y-te/

Y tế chính là một trong những lĩnh vực cần sự chính xác cao ở mọi khía cạnh, bao gồm cả trang phục y tế. Những bộ đồng phục y tế cần phải khắt khe trong quá trình sản xuất để mang đến hiệu quả tuyệt đối cho đội ngũ y tế cũng như bệnh nhân. Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên, vì có nhiều loại trang phục khác nhau, nên nhà sản xuất cũng đã sử dụng nhiều loại vải khác nhau để may các sản phẩm may mặc này.

Nhưng việc sử dụng vài phù hợp với từng loại công việc đặc thù trong bệnh viện không hề đơn giản. Những bộ trang phục cần phải thoải mái, dễ hoạt động để xử lý tình huống khẩn cấp nhưng vẫn bảo vệ được sức khỏe là tiêu chí hàng đầu. Cùng tìm hiểu xem những loại vải nào thường được sử dụng để đảm bảo hiệu suất trong môi trường Y tế.

  • Vải thô biên đỏ

Vải thô Biên đỏ là loại vải may đồng phục y tế được sử dụng khá phổ biến. Chất liệu có bề mặt tương tự như vải Cotton, vì được dệt từ sợi bông tự nhiên. Vậy nên, vải thô Biên đỏ cũng có các ưu điểm giống với vải tự nhiên.

Ưu điểm Nhược điểm
– Khá mềm mại, hút ẩm rất tốt.

– Mặc dù chất liệu được dệt từ sợi vải Cotton, nhưng bên trong vẫn chứa 35% sợi PE, giúp bề mặt vải không nhăn nhúm, tiết kiệm được nhiều thời gian cho người sử dụng. 

– Bề mặt vải tuy mỏng, nhưng lại có khả năng chống nắng rất tốt, làm người mặc không bị nóng rát cho dù thời tiết có nhiệt độ quá cao.

– Dễ bị phai màu

– Giá thành cao hơn.

  • Vải Kaki Nam Định

Vải Kaki Nam Định không chỉ là chất liệu may đồ bảo hộ, mà đây còn là loại vải may đồng phục y tế rất được ưa chuộng hiện nay. Bản chất của vải Kaki là chất liệu được dệt từ sợi Cotton, nhưng dệt chéo một cách chặt chẽ, giúp chất liệu tự nhiên được bền, đẹp theo năm tháng.

Ưu điểm Nhược điểm
– Chất lượng cao, bền màu và thoáng mát. 

– Vải không quá nhăn nhúm tạo nên phom dáng chuẩn, luôn giữ được tính thấm mỹ trong khi được sử dụng.

– Không bị xù lông trên bề mặt, cũng như không bị biến dạng hay co giãn sau khi giặt

– Co giãn rất kém, nên không thể may thành những bộ đồng phục y tế ôm sát cơ thể.

– Vải khá thô cứng nên các sản phẩm may mặc không đa dạng, cũng như không được mềm mại và êm ái. 

– Giá thành khá cao.

  • Vải Kaki Pangrim

Vải Kaki Pangrim là một loại vải được dệt có sự kết hợp giữa sợi bông cùng với một số loại sợi tổng hợp khác bao gồm nylon, rayon. Sự kết hợp hoàn hảo này giúp chất liệu tổng hợp được nhiều tính năng khác nhau. Vải có xuất xứ từ Hàn Quốc, không chỉ được sử dụng để may áo quần bảo hộ lao động, mà đây còn là loại vải may đồng phục y tế rất chất lượng.

Ưu điểm Nhược điểm
– Độ thoáng khí cao, giúp người sử dụng luôn thoải mái, và có cảm giác dễ chịu.

– Không bắt bụi, giúp trang phục luôn sạch sẽ, tiết kiệm được nhiều thời gian giặt ủi, tăng cường được tuổi thọ cho chất liệu.

– Độ bền cao, không bị nhăn

– Khả năng bền màu kém
  • Vải Kaki thun

Vải Kaki thun hay còn được gọi là vải Kaki chun, ngoài kết cấu cơ bản, Kaki thun được thêm vào 5% thành phần Spandex, nhằm tăng độ co giãn cho chất liệu. 

Tuy nhiên vải Kaki thun vì có thành phần Spandex nên bề mặt vải nhanh bị giãn và bị biến dạng về kích thước. So với những loại vải may đồng phục y tế khác, thì Kaki thun có độ bền thấp hơn. Bề mặt vải cũng sẽ dễ bị phai màu nếu như phải tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng.

Ưu điểm Nhược điểm
– Độ co giãn cao

– giá thành ổn định, phải chăng

– Nhanh giãn và biến dạng về kích thước

– Dễ bị phai màu khi tiếp xúc nhiều với ánh sáng

  • Vải thô

Vải thô là loại phải may đồng phục y tế được sử dụng chủ yếu cho y tá, và bác sỹ tại phòng phẫu thuật. Vải thô được dệt từ các sợi như Cotton hay sợi gai. Chất liệu được xem là trường tồn với thời gian, bởi vì vải thô được sản xuất mà không có sự can thiệp của các chất hoá học.

Ưu điểm Nhược điểm
– Chất liệu rất thoáng mát, hút ẩm tốt. 

– Có khả năng chống nắng, chống tia UV tốt

– Vải an toàn cho mọi loại da, vì không chứa các thành hóa học độc hại.

– Có khả năng bám màu nhuộm rất tốt. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chất liệu sẽ bền màu trong một thời gian sử dụng lâu dài. 

– Vải không mềm, nên may được những bộ đồng phục y tế có form dáng đẹp, không bị chảy xệ.

– Chất liệu thô, cứng, không thoải mái
  • Vải Thô Oxford

Vải thô Oxford là loại vải được dệt có sự kết hợp giữa Polyester và Cotton. Trong đó thành phần Polyester luôn chiếm tỷ trọng cao hơn. Có hai loại vải Oxford đó là Oxford 65/35 và Oxford 83/17. Tỷ lệ Polyester chiếm lần lượt sẽ là 65% và 83%. Thành phần Cotton chiếm 35% và 17%.

Ưu điểm Nhược điểm
– Có khả năng chống nước rất cao.

– Độ bền cao, chống lại sự phai màu, xù lông hay co giãn.

– Vải còn có trọng lượng siêu nhẹ, tạo sự thoải mái khi làm các công việc nặng nhọc, hoặc công việc phải kéo trong một thời gian dài.

– Nhanh khô, dễ dàng vệ sinh hàng ngày

– Độ thoáng khí kém, ít thấm hút mồ hôi hơn các loại chất liệu khác.

– Chất liệu ít co giãn nên đôi khi người mặc không được thoải mái trong khi vận động hay di chuyển

– Chỉ thích hợp sử dụng những nơi ít có ánh nắng gắt chiếu vào. Nhiệt độ cao làm quần áo dễ bị nóng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến da.

  • Vải Kate Ford

Vải Kate Ford không chỉ là chất liệu may áo Blouse đẹp, mà đây còn là một loại vải may đồng phục y tế rất được ưa chuộng hiện nay. Vải Kate Ford có chứa thành phần Cotton nhiều hơn các loại vải khác.

Ưu điểm Nhược điểm
– Chất liệu thoáng mát, hút ẩm tốt và có giá thành khá rẻ.

– Vải Kate Ford còn khá dày nên tạo được phom dáng chuẩn cho trang phục.

– Dễ bị nhăn

– Dễ bị ố vàng

_______________

Hiện nay, Nam Dương đang sử dụng phần lớn những chất vải trên nhằm tạo nên sản phẩm đồng phục tốt nhất gửi đến quý khách hàng, đáp ứng các nhu cầu, mục đích của khách hàng như: đồng phục bác sĩ, đồng phục y tá, đồng phục bệnh nhân, đồng phục phòng mổ, săng mổ và ga trải giường, …

Nếu có nhu cầu tư vấn thiết kế, đặt may đồng phục, quý khách có thể liên hệ Nam Dương Uniform qua Hotline: (+84) 88.6989.555

]]>
https://namduonguniform.vn/nhung-loai-vai-thong-dung-cho-dong-phuc-y-te/feed/ 0
10 câu hỏi cần biết trước khi đặt đồng phục https://namduonguniform.vn/10-cau-hoi-can-biet-truoc-khi-mua-dong-phuc-cho-nhan-vien-cua-ban/ https://namduonguniform.vn/10-cau-hoi-can-biet-truoc-khi-mua-dong-phuc-cho-nhan-vien-cua-ban/#respond Thu, 14 Nov 2024 03:21:36 +0000 https://namduonguniform.vn/blogs/meo-vat/10-cau-hoi-can-biet-truoc-khi-mua-dong-phuc-cho-nhan-vien-cua-ban/

Đồng phục như một phần của bản sắc doanh nghiệp. Nó như bộ mặt của công ty và các giá trị của nó và có thể tác động đến nhận thức của cả khách hàng và nhân viên về doanh nghiệp của bạn. Với ý nghĩ đó, điều quan trọng là chọn đồng phục đại diện phù hợp cho thương hiệu của bạn và đáp ứng nhu cầu của nhân viên. Dưới đây là mười câu hỏi trước khi mua hàng. Bằng cách trả lời những câu hỏi này, bạn chắc chắn sẽ tìm thấy đồng phục hoàn hảo cho nhân viên của bạn.

1. Mục đích của đồng phục là gì? 

Mục đích là chìa khóa khi chọn đồng phục. Bạn đang tìm kiếm một bộ quần áo đủ chức năng, như một chiếc áo khoác đầu bếp có thể chịu được vết bẩn và nhiệt? Hay bạn đang tìm kiếm thứ gì đó thời trang hơn, như áo sơ mi đen bóng mượt cho nhân viên phục vụ của bạn? Hãy xem xét nhu cầu nhân viên của bạn và loại đồng phục nào sẽ giúp họ làm tốt nhất công việc của họ.

2. Có bao nhiêu nhân viên sẽ cần đồng phục? 

Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp của bạn và loại đồng phục bạn yêu cầu, bạn có thể cần mua đồng phục chỉ cho một vài nhân viên hoặc cho toàn bộ đội ngũ của bạn. Điều quan trọng là phải tính đến số lượng nhân viên bạn có, cũng như bất kỳ doanh thu hoặc chi phí nào có thể xảy ra trong năm. Nếu bạn không chắc bạn cần bao nhiêu bộ đồng phục, thì tốt hơn hết là bạn nên sản xuất dư ra. Bằng cách đó, bạn sẽ không phải lo lắng về việc hết đồng phục khi quy mô công ty được mở rộng.

3. Nhân viên sẽ tự giặt được đồng phục của mình?

Đồng phục của bạn có dễ xử lý và làm sạch không, hoặc chúng sẽ yêu cầu về giặt và làm sạch đặc biệt? Một số doanh nghiệp chọn cách làm sạch đồng phục của họ một cách chuyên nghiệp bằng giặt công nghiệp, trong khi những người khác lại để nhân viên của họ tự giặt chúng ở nhà. Nếu bạn chọn tùy chọn sau, hãy chắc chắn chọn đồng phục có thể dễ dàng làm sạch và sẽ không cần thêm nhiều thời gian hoặc nỗ lực để giữ cho chúng trông như ban đầu.

4. Nhân viên có cần được đào tạo về cách sử dụng hay giặt đồng phục không? 

Khi nói đến đồng phục nơi làm việc, có một vài lựa chọn khác nhau cho cách giặt. Một số doanh nghiệp yêu cầu nhân viên tự giặt đồng phục của riêng họ, trong khi những người khác có dịch vụ giặt ủi số lượng lớn cho toàn bộ nhân viên. Có những ưu và nhược điểm cho từng lựa chọn, nhưng nếu bạn yêu cầu nhân viên tự giặt đồng phục, điều quan trọng là hướng dẫn họ cần phải làm một cách chính xác. Nếu không, bộ đồng phục sẽ bị hỏng, phai màu, ố,…. Hướng dẫn về cách làm sạch đồng phục đúng cách có thể giúp đảm bảo rằng chúng bền và tiết kiệm chi phí hơn.

5. Họ sẽ cần thay thế đồng phục như thế nào? 

Ngay cả đồng phục được sử dụng tốt nhất cuối cũng sẽ đến lúc không thể sử dụng được nữa. Tần suất bạn sẽ cần thay thế đồng phục của mình sẽ phụ thuộc vào thời gian hao mòn và cách sử dụng.

Một số doanh nghiệp chỉ có thể cần thay thế đồng phục của họ mỗi năm một lần, trong khi những doanh nghiệp khác có thể cần phải làm điều đó thường xuyên hơn. Điều quan trọng là yếu tố chi phí thay thế khi lập ngân sách cho đồng phục của bạn.

6. Đặt nhiều đồng phục hơn có nghĩa là hạn chế việc giặt và tăng tuổi thọ?

Nhiều người tin rằng việc đặt hàng ít đồng phục hơn sẽ giúp họ tiết kiệm tiền trong thời gian dài. Tuy nhiên, điều này thường không hẳn đúng. Cung cấp nhiều đồng phục cho mỗi nhân viên sẽ tăng tuổi thọ của mỗi bộ và giảm lượng hao mòn trên chúng. Điều này là do mỗi bộ được sử dụng ít thường xuyên hơn là cứ dùng mãi một bộ. Có nhiều đồng phục hơn cho bạn sự linh hoạt để giặt và làm sạch chúng ít thường xuyên hơn, điều này cũng có thể giúp kéo dài tuổi thọ của chúng. Do đó, đặt số lượng lớn đồng phục thường là sự lựa chọn khôn ngoan hơn, cả về tài chính và về mặt thực tiễn.

7. Có phải tất cả nhân viên đều cần đồng phục giống nhau không? 

Câu trả lời cho câu hỏi đó phụ thuộc vào một số yếu tố. Trước tiên, bạn sẽ cần xem xét các loại công việc khác nhau mà nhân viên của bạn làm. Nhân viên phục vụ và nhân viên nhà bếp có thể sẽ cần các loại đồng phục khác nhau. Nếu bạn có những nhân viên có vấn đề về di chuyển hoặc có nhu cầu đặc biệt, bạn cũng sẽ cần phải tính đến những điều đó khi chọn đồng phục. Bạn cũng sẽ muốn suy nghĩ về hình ảnh mà bạn muốn doanh nghiệp của mình khoác lên. Bạn sẽ có một cái nhìn trang trọng hơn hay một cái nhìn bình thường hơn? Những màu sắc và phong cách nào sẽ phản ánh tốt nhất thương hiệu của bạn? Điều quan trọng là xác định và hiểu vị trí của từng nhân viên và loại đồng phục nào sẽ giúp họ trông và cảm thấy tốt nhất khi họ đại diện cho doanh nghiệp của bạn.

8. Ngân sách cho đồng phục là gì? 

Chi phí đồng phục có thể rất khác nhau, vì vậy điều quan trọng là phải đặt ngân sách trước khi bắt đầu tìm kiếm của bạn. Bằng cách biết bạn sẵn sàng chi bao nhiêu, bạn có thể thu hẹp các lựa chọn của mình và tập trung vào việc tìm kiếm đồng phục phù hợp với cả nhu cầu và ngân sách của bạn.

9. Có tính năng đặc biệt hoặc tùy chỉnh cần thiết? 

Nhiều doanh nghiệp chọn để có đồng phục tùy chỉnh với logo hoặc tên công ty của họ. Tùy chỉnh có thể thêm một liên lạc chuyên nghiệp vào đồng phục của bạn và giúp quảng bá thương hiệu của bạn. Tuy nhiên, điều quan trọng là yếu tố chi phí tùy chỉnh khi đặt ngân sách của bạn. Tùy chỉnh thường liên quan đến một khoản phí trả trước cho công việc thiết kế, cũng như một khoản phí mỗi đơn vị cho mỗi mặt hàng được sản xuất. Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp cũng có thể được yêu cầu mua một số lượng đồng phục tối thiểu để nhận giá tùy chỉnh. Vì những lý do này, điều quan trọng là làm việc với một nhà cung cấp có uy tín, người có thể cung cấp một ước tính chính xác về tổng chi phí tùy chỉnh.

10. Bạn có cần mua đồng phục ngay lập tức hay bạn có thể đợi? 

Một trong những điều đầu tiên bạn cần làm khi bắt đầu một doanh nghiệp mới là trang bị cho nhân viên của bạn trong đồng phục. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh bạn đang điều hành, bạn có thể chờ đợi một chút trước khi mua hàng. Ví dụ: nếu bạn đang bắt đầu kinh doanh tại nhà, bạn có thể không cần đồng phục ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu bạn đang mở một cửa hàng hoặc nhà hàng, bạn có thể sẽ cần phải có đồng phục trong tay ngay từ đầu.

Bằng cách dành thời gian để xem xét tất cả các yếu tố liên quan, bạn có thể đảm bảo rằng bạn nhận được giá trị tốt nhất cho sự đầu tư của mình. Bằng cách làm theo các mẹo trên, bạn có thể tìm thấy đồng phục vừa sành điệu vừa thực tế, mà không quá ảnh hưởng đến quỹ chi tiêu của mình.

———————————

Đồng phục Y Tế của Nam Dương Uniform đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng về chất liệu, kiểu dáng, số đo với dây chuyền sản xuất hiện đại, tối ưu hóa. Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất đồng phục, Nam Dương Uniform chắc chắn sẽ đem lại cho quý khách hàng trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt nhất. 

Quý khách có nhu cầu tư vấn thiết kế, đặt may đồng phục liên hệ Nam Dương Uniform qua Hotline: (+84) 88.6989.555 hoặc (+84) 24.6680.5999

]]>
https://namduonguniform.vn/10-cau-hoi-can-biet-truoc-khi-mua-dong-phuc-cho-nhan-vien-cua-ban/feed/ 0
Đồng phục học sinh ở các nước trên thế giới khác nhau thế nào? https://namduonguniform.vn/dong-phuc-hoc-sinh-o-cac-nuoc-tren-the-gioi-khac-nhau-the-nao/ https://namduonguniform.vn/dong-phuc-hoc-sinh-o-cac-nuoc-tren-the-gioi-khac-nhau-the-nao/#respond Thu, 14 Nov 2024 03:21:07 +0000 https://namduonguniform.vn/blogs/meo-vat/dong-phuc-hoc-sinh-o-cac-nuoc-tren-the-gioi-khac-nhau-the-nao/

Truyền thống mặc đồng phục cho học sinh của các trường học, nhà thi đấu và các cơ sở giáo dục khác,… có nguồn gốc từ rất lâu trước khi bắt đầu kỷ nguyên của chúng ta! Ngay cả trẻ em Hy Lạp cổ đại cũng có một kiểu quần áo duy nhất, đã thay đổi và cải tiến qua hàng trăm năm. Lịch sử ghi nhớ những thời kỳ mặc đồng phục học sinh là niềm vinh dự mà không phải học sinh nào cũng được vinh dự.

Trong các trường học của một số quốc gia hiện đại, việc bắt buộc mặc đồng phục cho học sinh đã bị bãi bỏ hoàn toàn, nhưng truyền thống vẫn được bảo tồn ở nhiều quốc gia. Trang phục của học sinh ở mỗi quốc gia là khác nhau vì nó được hình thành phù hợp với truyền thống và phong tục hàng thế kỷ, chế độ chính trị hoặc thế giới quan của công dân.

Nhật Bản

Đồng phục học sinh xuất hiện ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ trước. Bây giờ trẻ em mặc quần áo giống nhau ở hầu hết các trường công lập và thương mại, nhưng không có một màu duy nhất trong đồng phục, cũng như phong cách quốc gia. Ở một trường học, học sinh có thể mặc áo khoác màu xanh lá cây, và ở một trường khác, học sinh có thể mặc áo vest màu cam.

Vào đầu thế kỷ XX, các thủy thủ được làm theo mô hình từ các trường học châu Âu đã trở nên phổ biến rộng rãi trong các nữ sinh. Trong tiếng Nhật, những bộ trang phục như vậy được gọi là “thủy thủ fuku”, nghĩa đen là “bộ đồ thủy thủ”. Một tập đoàn địa phương độc quyền sản xuất seifuku và học sinh của mỗi trường trong nước nhận được một loạt thủy thủ độc đáo. Hình thức này rất phổ biến, nhưng mỗi mẫu khác nhau ở cả đường cắt và cách phối màu.

Có một huyền thoại phổ biến trên mạng rằng nhà nước cấp váy rất ngắn cho các nữ sinh Nhật Bản hiện đại. Trên thực tế, học sinh tự rút ngắn chúng – chiều dài ban đầu của chúng gần đến đầu gối. Sự phổ biến của váy ngắn trong các cô gái Nhật Bản xuất hiện vào những năm 90 của thế kỷ XX khi ngôi sao Namie Amuro tỏa sáng trên sân khấu. Kể từ đó, các nữ sinh bắt đầu xoắn váy lên trên, thắt chặt bằng thắt lưng và giấu toàn bộ cấu trúc dưới áo khoác. Trong những chiếc váy ngắn, học sinh đi bộ từ nhà đến trường, trong giờ học, các em cắt vải theo độ dài mong muốn. Để so sánh, các nữ sinh Liên Xô thường cắt ngắn váy bằng cách cắt vải từ dưới lên: từ chất liệu thu được, các cô gái may một đường viền vào váy.

Sri Lanka

Việc mặc đồng phục học sinh là bắt buộc ở tất cả các trường học ở Sri Lanka, ngoại trừ một số trường tư thục nơi học sinh được tự do mặc bất cứ thứ gì.

Nam sinh ở các trường học địa phương mặc quần đùi xanh và áo sơ mi trắng ngắn tay cho đến lớp 10. Trong lễ kỷ niệm, quần đùi được đổi thành màu trắng và áo sơ mi được mặc với tay áo dài. Học sinh trung học có cơ hội mặc quần cổ điển.

Các cô gái ở tất cả các trường có một vết cắt khác nhau, nhưng màu sắc giống nhau – màu trắng. Học sinh địa phương đến lớp trong trang phục ngắn tay có cổ. Có một biến thể của quần áo khi không có cổ áo hoặc tay áo – chẳng hạn như một chiếc váy suông. Ở một số trường, nữ sinh còn đeo cà vạt đỏ và đeo huy hiệu đặc trưng của trường trên ngực.

Bu-tan

Đồng phục học sinh truyền thống ở Bhutan được gọi là gho và kira. Gho là trang phục đi học dành cho nam sinh và học sinh nhỏ tuổi của các cơ sở giáo dục địa phương mặc trang phục kira. Mỗi trường độc lập chọn màu sắc của mẫu, nhưng đường cắt và kiểu dáng đều giống nhau. Thông thường, ban giám hiệu nhà trường chọn màu tối cho học sinh của mình – đỏ tía, xanh đậm hoặc xanh lam.

Cuba

Đối với học sinh và sinh viên đại học Cuba, việc mặc đồng phục là bắt buộc. Đất nước này có hệ thống màu riêng – đối với mỗi lớp hoặc khóa học, có một màu riêng.

  • Học sinh tiểu học mặc quần áo màu đỏ tía và trắng kết hợp. Các chàng trai mặc quần màu đỏ tía và áo sơ mi trắng, còn các cô gái mặc váy màu đỏ tía. Vì Cuba là nước thừa kế nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, học sinh địa phương vẫn đeo cà vạt đỏ như những người tiên phong của Liên Xô. Đôi khi cũng có những chiếc cà vạt màu xanh lam.

  • Ở trường trung học, áo sơ mi vẫn có màu trắng, quần lửng và quần chuyển sang màu vàng. Các nữ sinh cấp hai có thể thay váy suông bằng váy bằng tất dài cùng màu.

  • Những học sinh tốt nghiệp tương lai mất đi màu trắng trên đồng phục của họ – những chiếc áo sơ mi màu xanh nhạt sẽ thay thế nó. Váy và quần có màu xanh đậm.

Bắc Triều Tiên

Học sinh của các trường học Bắc Triều Tiên giống như trẻ em Liên Xô trong bộ đồng phục của họ. Một biểu tượng dễ nhận biết là cà vạt màu đỏ giống như ở Cuba. Cà vạt tượng trưng cho cam kết với phong trào cộng sản và mọi học sinh đều có nghĩa vụ phải đeo nó. Tuy nhiên, phần còn lại của đồng phục không có tiêu chuẩn chung cho tất cả các trường. Các cô gái có thể mặc váy và quần lửng màu đỏ tía, xám hoặc trắng. Các chàng trai có sẵn áo sơ mi kẻ sọc hoặc trắng kết hợp với quần tây đen.

Việt Nam

Ở Việt Nam không có đồng phục, nhưng lãnh đạo các thành phố lớn muốn tất cả các trường học trên một địa bàn nhất định có một tiêu chuẩn chung về trang phục của học sinh. Thông thường, các bạn trẻ Việt Nam mặc kiểu cà vạt tiên phong, phần dưới sẫm màu với phần trên sáng ở dạng áo cánh hoặc áo sơ mi.

Tình hình thay đổi khi học sinh chuyển sang trường trung học. Trong những năm học cuối cùng, các nữ sinh mặc trang phục truyền thống của Việt Nam Áo Dài – một chiếc áo dài làm bằng lụa, được mặc ngoài quần. Chiếc áo sơ mi trong trang phục này có màu trắng. Học sinh trung học có thể chọn không đeo cà vạt đỏ, nhưng quần đen và giày với áo sơ mi trắng vẫn là bắt buộc.

Anh

Mỗi trường học ở một đảo quốc đều có đồng phục riêng. Các dấu hiệu đặc biệt dưới dạng biểu tượng hoặc huy hiệu của trường được thêu trên từng món quần áo – đây là cách nhấn mạnh bản sắc của trường. Ở những cơ sở giáo dục danh tiếng, bộ đồng phục vẫn là niềm tự hào của học sinh, phải chăm chút cẩn thận. Nếu một sinh viên của một tổ chức như vậy không đến lớp trong một bộ đồng phục đầy đủ, người đó sẽ tự xấu hổ với người cùng lớp và bị khiển trách bởi chính nhà trường.

 ——————————-

Hiện nay, Đồng Phục Nam Dương – Nam Dương Uniform đang sử dụng phần lớn những chất vải thông dụng, thoải mái cùng với dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm tạo nên các sản phẩm đồng phục tốt nhất gửi đến quý khách hàng, đáp ứng các nhu cầu, mục đích của khách hàng như: đồng phục trường học, đồng phục áo polo, đồng phục trẻ em, đồng phục bác sĩ, đồng phục y tá, đồng phục bệnh nhân, đồng phục phòng mổ, săng mổ và ga trải giường,…

Nếu có nhu cầu tư vấn thiết kế, đặt may đồng phục, quý khách vui lòng liên hệ Nam Dương Uniform qua Hotline: (+84) 88.6989.555 – (+84) 24.6680.5999

]]>
https://namduonguniform.vn/dong-phuc-hoc-sinh-o-cac-nuoc-tren-the-gioi-khac-nhau-the-nao/feed/ 0
Học cách phân biệt các loại vải cotton https://namduonguniform.vn/hoc-cach-phan-biet-cac-loai-vai-cotton/ https://namduonguniform.vn/hoc-cach-phan-biet-cac-loai-vai-cotton/#respond Thu, 14 Nov 2024 03:20:38 +0000 https://namduonguniform.vn/blogs/meo-vat/hoc-cach-phan-biet-cac-loai-vai-cotton/

Khi dệt may các loại quần áo, chất lượng vải là một yếu tố hàng đầu mà chúng ta sẽ để ý tới. Ngành may mặc có vô số loại vải, trong đó cotton là một chất liệu phổ biến với rất nhiều ưu điểm nổi bật. Hãy cùng Nam Dương Uniform xem cách phân biệt các loại vải cotton trên thị trường hiện nay nhé

Nguồn gốc của vải cotton

Vải cotton được tạo thành từ chính sợi bông – một loại xơ mềm mọc trên cây bông. Loại xơ này phát triển và mọc quấn quanh hạt của cây. Sau khi hái, bông sẽ được kéo và dệt để tạo thành từng sợi vải. Người ta nghiên cứu rằng bông đã xuất hiện trong thế giới cổ đại ít nhất từ 5000 năm trước Công Nguyên, loại cây này thường mọc ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Quy trình tạo ra vải cotton

Để tạo ra được vải cotton, sợi bông cần trải qua những bước sau đây:

Bước 1: Thu hoạch xơ bông và phân loại
Tháng 11 và tháng 12 là thời điểm tốt nhất để thu hoạch xơ bông. Quá trình thu hoạch sẽ chia làm 3 đợt.

  • Đợt 1: Thu hoạch những quả bông nở ở gốc cây
  • Đợt 2: Thu hoạch những quả bông nở ở giữa thân cây
  • Đợt 3: Thu hoạch những quả bông còn lại trên ngọn cây

Sau khi thu hoạch, những xơ bông này sẽ được phân loại và sấy khô hoặc phơi khô nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất trong xơ bông

Bước 2: Tinh chế xơ bông
Sau khi xơ bông đã khô, chúng sẽ được xé ra và làm sạch để sợi bông có thể tách ra khỏi hạt giống cây trồng. Những xơ bông này được đưa vào lò hơi để nấu và lọc qua nhiều lần để không còn các chất như axit hữu cơ, màu thiên nhiên, pectin và nito.

Bước 3: Hoà tan và kéo sợi
Xơ bông sau khi được tinh chế sẽ hoà tan vào một dung dịch đặc biệt để tạo thành hỗn hợp kéo sợi. Hỗn hợp này sau đó được đưa vào máy kéo sợi để tạo ra những sợi cotton nhỏ và dài.

Bước 4: Dệt vải từ sợi cotton
Sợi cotton sau khi được kéo sẽ được dệt thành vải. Vải cotton sau khi được dệt sẽ được làm bóng và tẩy trắng để tạo điều kiện cho quá trình tiếp theo

Bước 5: Nhuộm vải
Thuốc nhuộm vải sẽ được kết hợp với các hợp chất khác để tạo ra một loại màu bền tối đa. Vì loại vải này có độ thấm hút cao nên quá trình nhuộm màu sẽ diễn ra rất nhanh chóng. Sau khi nhuộm xong, cần phải giặt lại vải cotton để loại bỏ các hợp chất dư thừa và giúp vải mềm hơn.

Phân loại vải cotton

1. Vải cotton 100%
Vải cotton 100% với thành phần là 100% sợi bông tự nhiên, có đặc tính mềm mại, trơn mịn, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt và không gây kích ứng da. Tuy nhiên, chúng cũng có nhược điểm là dễ bị nhăn và co rút khi giặt, dẫn tới giữ form dáng không được tốt.

2. Vải cotton 65/35
Vải cotton 65/35 (CVC) là một loại vải được kết hợp giữa sợi bông (65%) và sợi polyester (35%). Đặc tính của loại vải này là co giãn nhẹ, mềm mại, ít nhăn và giữ màu tốt. Tuy nhiên vì pha với sợi polyester nên chúng thấm hút kém hơn và dễ bị xù lông khi sử dụng lâu.

3. Vải cotton 35/65
Vải cotton 35/65 (TICI) được kết hợp giữa sợi bông (35%) và sợi polyester (65%). So với cotton 65/35 thì loại vải này bền chắc hơn, ít co rút và ít nhăn hơn. Tất nhiên nhược điểm của chúng cũng là độ thấm hút kém và dễ bị xù lông hơn so với vải cotton 65/35 và cotton 100%.

4. Vải cotton Satin
Cotton satin được dệt từ sợi bông thiên nhiên với mật độ sợi cao, được làm bóng để tạo ra hiệu ứng ánh kim. Đặc tính của loại vải này là mềm mịn, sang trọng, thấm hút tốt và không gây kích ứng da. Giống như cotton 100%, loại vải này cũng dễ bị nhăn và co rút khi giặt

5. Vải cotton lụa
Vải cotton lụa là sự kết hợp giữa sợi bông (50%) và sợi tơ tằm (50%). Ưu điểm của loại vải này là êm ái, mát mẻ và dễ chịu khi sử dụng. Tuy nhiên nó cũng có 1 số nhược điểm như dễ bị mất dáng và dễ bị xù lông khi giặt không đúng cách.

Kinh nghiệm phân biệt vải cotton

1. Cảm nhận sợi vải
Vải cotton 100% sẽ đem lại cảm giác rất mịn và mát, không bị bóng khi sờ vào. Trong khi đó vải cotton pha sẽ đem lại cảm giác hơi nhám, nóng và có độ bóng cao hơn.

2. Đốt vải
Với mẹo này, bạn có thể cắt một miếng vải nhỏ và đốt đi. Vải cotton 100% thường có mùi như giấy cháy, tạo ra tro xám và không bị cong do nhiệt độ. Nếu vải đốt đi có mùi nhựa cháy, tạo ra khói đen và bị cong lại thành cục nhựa đen thì đó có thể là cotton pha hoặc vải tổng hợp.

3. Độ thấm nước
Rót một ít nước lên phải cotton, nếu nước thấm nhanh và tạo ra các đốm ướt rõ ràng trên vải thì đó khả năng là vải cotton 100%. Còn nếu vải không thấm hoặc thấm chậm, các đốm ướt mờ nhạt trên vải thì đó là dấu hiệu của vải tổng hợp hoặc vải cotton pha.

Cách giặt và bảo quản vải cotton

Để có thể giữ vải cotton tốt hơn, có một số lưu ý sau đây

  • Nếu giặt tay, nên giặt bằng nước lạnh và xà phòng trong lần giặt đầu tiên. Không nên giặt chung với quần áo khác để tránh bị ố màu
  • Nếu giặt máy, chọn chương trình giặt dành cho vải cotton hoặc giặt với nước lạnh ở nhiejt độ dưới 30 độ C. Bạn nên sử dụng nước giặt và nước xả vải dịu nhẹ để giúp vải ít bị co lại
  • Khi phơi đồ bằng vải cotton, nên phơi trong không khí hoặc sấy ở nhiệt độ thấp, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời để giữ màu áo lâu hơn.
  • Nên treo quần áo bằng móc để duy trì hình dạng của quần áo, không nên vắt hoặc xoắn vải có thể làm hỏng form vải.

Mua áo vải cotton ở đâu?

Tại Nam Dương Uniform, chúng tôi nhận sản xuất các loại áo phông, áo polo, đồng phục doanh nghiệp, đồng phục y tế, đồng phục spa,….được làm từ các loại vải cotton. Ưu điểm của chúng tôi chính là

  • Thiết kế và may mẫu miễn phí.
  • Công nghệ in, thêu tiên tiến, sắc nét. Mẫu sản phẩm đa dạng, phong phú.
  • Giá sản phẩm cạnh tranh, tối ưu chi phí tuyệt đối cho khách hàng.
  • Tiến độ sản xuất nhanh và tốc độ cao.
  • Bảo hành 1 đổi 1.
  • Miễn phí vận chuyển.

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn thiết kế sản phẩm theo yêu cầu. Vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Điện thoại:(+84) 24 66 80 5999
  • Hotline/Zalo: (+84) 88 69 89 555
  • Fanpage: https://www.facebook.com/NamDuongUniform
  • Email: info@namduonguniform.vn
  • Website: namduonguniform.vn
]]>
https://namduonguniform.vn/hoc-cach-phan-biet-cac-loai-vai-cotton/feed/ 0
Cách chọn size quần áo đúng với thân hình https://namduonguniform.vn/cach-chon-size-quan-ao-dung-voi-than-hinh/ https://namduonguniform.vn/cach-chon-size-quan-ao-dung-voi-than-hinh/#respond Thu, 14 Nov 2024 03:20:12 +0000 https://namduonguniform.vn/blogs/meo-vat/cach-chon-size-quan-ao-dung-voi-than-hinh/

Khi mua quần áo, việc chọn size là rất quan trọng, chọn đúng size sẽ giúp bạn có một bộ đồ vừa vặn và không phải mất công đổi – trả khi nhận được đồ không vừa ý. Vậy làm thế nào để chọn size quần áo đúng với thân hình? Hãy để Nam Dương Uniform giải đáp cho bạn nhé.

Cách 1: Chọn size theo chiều cao – cân nặng

Mỗi một cửa hàng quần áo đều sẽ có một bảng size riêng, tuy nhiên những bảng size này chỉ phù hợp với những người có chiều cao và cân nặng tương đối đồng đều nhau. Bạn có thể tham khảo một bảng size phổ thông dưới đây.

NAM NỮ
Chiều cao Cân nặng Size Chiều cao Cân nặng Size
1m60 – 1m64 55 kg – 60 kg S 1m48 – 1m55 38 kg – 43 kg S
1m65 – 1m69 61 kg – 65 kg M 1m56 – 1m60 44 kg – 47 kg M
1m70 – 1m74 66 kg – 70 kg L 1m61 – 1m65 48 kg – 53 kg L
1m75 – 1m79 71 kg – 75 kg XL 1m66 – 1m70 54 kg – 57 kg XL
1m80 – 1m85 76 kg – 80 kg XXL 1m70 – 1m80 58 kg – 66 kg XXL

Cách 2: Chọn size theo số đo cơ thể

Nếu như chiều cao và cân nặng của bạn không giống với bảng size thì sao? Rất nhiều người đau đầu vì cân nặng thì cỡ M, chiều cao thì cỡ S dẫn tới không biết nên chọn size như nào cho chuẩn. Với những trường hợp như này, tốt nhất bạn nên đo size quần áo và mua hàng theo số đo của mình để có thể chọn được những bộ đồ ưng ý nhất.

1. Cách đo size áo

– Áo thun/Áo polo/ Áo sơ mi

Áo thun, áo polo hay áo sơ mi nói chung sẽ có cách đo tương tự nhau. Bạn cần quan tâm tới các chỉ số như vai, ngực, chiều dài áo, vòng eo (đối với áo sơ mi có chiết eo). Ngoài ra, nếu bạn quan tâm tới độ dài của tay thì cũng nên đo thêm chiều dài tay và bắp tay nữa. Cách thức đo như sau:

  • Đo ngang vai: Đo kích thước từ vai bên này sang vai bên kia. Chọn phần vai dài nhất để đo.
  • Đo vòng ngực (vòng 1): Vòng dây qua phần lớn nhất của ngực rồi tiến hành đo. Số đo này thường được trừ hao 0.5cm.
  • Đo vòng eo (vòng 2): Đo vùng ngang bé nhất trên cơ thể (thường trên rốn một chút) bằng cách quấn một vòng hơi lỏng tay sẽ ra được số đo vòng 2.
  • Đo chiều dài áo: Đo từ phần cao nhất của vai áo xuống phần dưới bụng.
  • Đo chiều dài tay: Đo từ điểm nối giữa vai và tay áo đến mu bàn tay (đối với áo tay dài). Nếu áo tay ngắn thì đo từ vai đến điểm giữa bắp tay, nếu áo tay lửng thì đo đến khủy tay.
  • Đo bắp tay: Nắm bàn tay lại, cong cẳng tay về phía vai, như thể đang thực hiện động tác gập bắp tay và gập hết mức có thể. Đo bắp tay bằng cách đo xung quanh điểm cao nhất của bắp tay.

– Áo khoác

Đối với áo khoác, nếu như bạn muốn mặc thoải mái và rộng rãi hơn 1 chút thì sau khi đo được size áo chính xác có thể nâng lên 1 size để nó không quá khít với cơ thể. Cách thức đo size áo khoác như sau:

  • Đo ngang vai: Đo kích thước từ vai bên này sang vai bên kia. Chọn phần vai dài nhất để đo.
  • Đo vòng ngực (vòng 1): Vòng dây qua phần lớn nhất của ngực rồi tiến hành đo. Số đo này thường được trừ hao 0.5cm.
  • Đo chiều dài áo: Đo từ phần cao nhất của vai áo xuống phần dưới bụng.
  • Đo chiều dài tay: Đo từ điểm nối giữa vai và tay áo đến mu bàn tay (đối với áo tay dài). Nếu áo tay ngắn thì đo từ vai đến điểm giữa bắp tay, nếu áo tay lửng thì đo đến khủy tay.

2. Cách đo size quần/chân váy

Khi chọn quần và chân váy, vòng eo là cực kỳ quan trọng, vì nếu như eo rộng hoặc chật quá thì bạn sẽ rất khó để mặc vừa. Vì vậy bạn nên đo vòng eo một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, nếu như bạn mặc chân váy xoè thì vòng 3 sẽ không quá quan trọng. Còn nếu bạn mặc quần bó, quần ống loe,… những chiếc quần bó chặt phần mông thì bạn nên đo cả vòng 3 và vòng đùi để có thể chọn được đồ ưng ý nhất. Cách thức đo size như sau:

  • Đo vòng eo (vòng 2): Đo vùng ngang bé nhất trên cơ thể (thường trên rốn một chút) bằng cách quấn một vòng hơi lỏng tay sẽ ra được số đo vòng 2.
  • Đo vòng mông (vòng 3): Đo vòng xung quanh mông, ở đoạn đỉnh nhọn của xương hông ta có số đo vòng 3.
  • Đo vòng đùi: Đo ở nơi lớn nhất của đùi, dưới lằn mông.
  • Đo chiều dài quần:  Đo từ lưng quần đến mu bàn chân (hoặc kích thước mà bạn mong muốn quần sẽ dài tới đâu)

Đối với chân váy, bạn chỉ cần đo vòng eo, vòng mông và chiều dài váy với cách thức tương tự.

3. Cách đo size váy

Nếu như bạn mặc váy hai dây thì không cần quá quan tâm tới phần vai mà cần quan tâm tới độ dài của dây váy, sao cho phần ngực đúng vị trí và không bị cao quá hoặc thấp quá. Nếu chiếc váy của bạn là váy cúp ngực, vòng ngực là cực kỳ quan trọng, bạn nên đo cẩn thận để có thể chọn được chiếc váy vừa vặn nhất. Tương tự, vòng eo sẽ là quan trọng nhất khi bạn mặc váy có chiết eo và nếu đó là một chiếc váy bó từ từ trên xuống dưới thì bạn cần phải đo cả vòng 3 nữa. Cách thức đo các bộ phận chính của váy như sau:

  • Đo ngang vai: Đo kích thước từ vai bên này sang vai bên kia. Chọn phần vai dài nhất để đo.
  • Đo vòng ngực (vòng 1): Vòng dây qua phần lớn nhất của ngực rồi tiến hành đo. Số đo này thường được trừ hao 0.5cm.
  • Đo vòng eo (vòng 2): Đo vùng ngang bé nhất trên cơ thể (thường trên rốn một chút) bằng cách quấn một vòng hơi lỏng tay sẽ ra được số đo vòng 2.
  • Đo vòng mông (vòng 3): Đo vòng xung quanh mông, ở đoạn đỉnh nhọn của xương hông ta có số đo vòng 3.
  • Đo chiều dài tay: Đo từ điểm nối giữa vai và tay váy đến cổ tay (đối với áo tay dài). Nếu áo tay ngắn thì đo từ vai đến điểm giữa bắp tay, nếu áo tay lửng thì đo đến khủy tay.
  • Đo chiều dài váy: Đo từ chân cổ, qua ngực xuống đến chiều dài ưng ý nhất.

Vậy là bạn đã biết cách chọn size đúng với thân hình chưa? Ngoài cách đo trực tiếp trên cơ thể, bạn cũng có thể chọn size bằng cách đo size của những bộ quần áo bạn từng mặc trước đó để có những ước lượng chính xác hơn nhé.

Liên hệ

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn thiết kế sản phẩm theo yêu cầu.

Vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Điện thoại: (+84) 24 66 80 5999
  • Hotiline/Zalo: (+84) 88 69 89 555
  • Fanpage: https://www.facebook.com/NamDuongUniform
  • Email: info@namduonguniform.vn
  • Website: namduonguniform.vn

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn!

]]>
https://namduonguniform.vn/cach-chon-size-quan-ao-dung-voi-than-hinh/feed/ 0
Cách phối màu phổ biến khi chọn đồng phục https://namduonguniform.vn/cach-phoi-mau-pho-bien-khi-chon-dong-phuc/ https://namduonguniform.vn/cach-phoi-mau-pho-bien-khi-chon-dong-phuc/#respond Thu, 14 Nov 2024 03:19:50 +0000 https://namduonguniform.vn/blogs/meo-vat/cach-phoi-mau-pho-bien-khi-chon-dong-phuc/

Trong quá trình thiết kế đồng phục cho công ty, trường học hay các hội nhóm, màu sắc là một vô cùng yếu tố quan trọng. Nó không chỉ đại diện cho tinh thần tập thể mà còn là yếu tố thẩm mỹ trong một cộng đồng. Vậy khi làm đồng phục, chúng ta nên phối màu như thế nào cho hợp lý? Hãy tham khảo các cách làm dưới đây nhé.

Các cách phối màu cơ bản

Các tone màu phổ biến

1. Phối màu đơn sắc: 

Đây là cách phối màu phổ biến và đơn giản nhất. Bạn chỉ cần chọn một màu chủ đạo sau đó kết hợp với các sắc độ khác nhau của cùng một màu. Cách phối màu này vừa dễ lại vừa tạo nên sự thanh lịch và dễ chịu cho người nhìn.

Sử dụng một màu sắc duy nhất làm chủ đạo giúp bộ đồng phục trở nên đơn giản hơn

2. Phối màu tương đồng: 

Bạn có thể sử dụng các màu liền kề với nhau như cam – đỏ cam, xanh lá – xanh lơ. Cách phối màu này khiến tổng thể trang phục hài hòa hơn, tạo nên sự bắt mắt cho đồng phục mà không gây phản cảm.

Sử dụng những màu sắc tương đồng nhau khiến đồng phục trở nên đẹp mắt hơn

3. Phối màu tương phản: 

Cách phối màu này là sử dụng các cặp màu đối xứng nhau, ví dụ như xanh dương – cam, vàng – tím, xanh lá – đỏ. Những màu sắc này khi phối với nhau tạo nên sự nổi bật, dễ thu hút ánh nhìn từ người khác. Nên nhớ chỉ nên sử dụng một cặp màu làm chủ đạo thôi nhé.

Phối màu tương phản khiến bộ đồng phục trở nên nổi bật

4. Phối màu trung tính: 

Nếu như không thích các màu sắc nổi bật, bạn có thể chọn các màu trung tính như trắng, đen, xám, nâu, be. Các màu này cực kì dễ phối với nhau mà không có quá nhiều quy tắc. Hai màu thần thánh có thể phối được với tất cả màu sắc chính là trắng và đen. Cho dù bạn phối trắng – be, đen – xám, trắng – nâu thì bộ đồng phục của bạn đều trông rất tuyệt vời.

Đồng phục kết hợp trắng – be tạo nên sự tao nhã

Một số lưu ý khi phối màu

1. Không phối quá ba màu trên áo đồng phục

Vì đồng phục là dành cho tập thể, để bức tranh tổng thể không quá rắc rối thì bạn không nên phối quá 3 màu cho một bộ đồng phục. Tốt nhất là chọn một đến hai màu chủ đạo duy nhất, khiến người dùng dễ dàng ấn tượng với thương hiệu của bạn, những màu sắc còn lại chỉ nên để màu trung tính để không quá nổi bật so với màu chủ đạo nhé.

Ít màu sắc trên đồng phục sẽ khiến tổng thể dễ nhìn hơn

2. Xác định hiệu ứng màu sắc muốn hướng tới.

Bất kỳ thương hiệu nào cũng có logo hoặc những màu sắc muốn hướng tới khi làm đồng phục. Thông thường, màu sắc đồng phục sẽ tương đồng với màu logo thương hiệu. Bên cạnh đó ở những hoàn cảnh công việc khác nhau mà đồng phục sẽ có những màu sắc khác nhau.

Đồng phục công sở thường có màu trắng và đen

Ví dụ đồng phục cứu hộ thường sẽ có màu cam bắt mắt, đồng phục công sở thường sẽ có màu trắng-đen để tăng tính chuyên nghiệp của công ty, đồng phục spa thường có màu trắng-be hoặc xanh dương, những màu này tạo cảm giác thanh nhã và dễ chịu cho khách hàng.

3. Chọn tông màu chính cho áo đồng phục

Khi xác định được hiệu ứng màu sắc cho đồng phục của mình, bạn cần chọn tông màu đặc trưng với hiệu ứng đó. Những màu sắc này sẽ khiến khách hàng ấn tượng với thương hiệu của bạn, từ đó tạo cảm giác quen thuộc cho khách hàng, mỗi khi nhìn màu sắc sẽ nhớ tới thương hiệu.

Màu sắc thương hiệu của Taxi xanh SM

Phối màu đồng phục những vị trí nào

1. Áo thun

Thông thường, áo thun cổ tròn sẽ được kết hợp màu sắc ở vị trí giữa áo và sau lưng áo. Đây là những vị trí rất bắt mắt và làm nổi bật tinh thần của một tập thể. Cách phối màu này dành cho những ai ưa sự trẻ trung, năng động, phù hợp với genZ khi làm đồng phục lớp hay áo nhóm.

Áo thun cổ tròn thường được phối màu ở giữa áo và sau lưng áo

2. Áo polo

Áo polo mang lại sự thanh lịch và trưởng thành hơn so với áo thun, rất phù hợp với phong cách của dân văn phòng vì nó thể hiện sự chuyên nghiệp, chỉnh chu nhưng không quá già dặn. Áo polo thường được kết hợp màu sắc ở cổ áo và tay áo, tạo nên sự nhẹ nhàng mà không quá nhạt nhoà.

Áo polo thường được kết hợp màu sắc ở cổ áo và tay áo

3. Áo sơ mi

Áo sơ mi thông thường dành cho dân công sở cần thể hiện sự trang trọng, chuyên nghiệp. Màu sắc phù hợp với áo sơ mi thường là trắng và đen. Khác với áo thun và áo polo, sơ mi thường được phối màu trên toàn bộ áo chứ ít khi tập trung vào một bộ phận nào, cách phối màu phổ biến của áo sơ mi là một màu chủ đạo chính và thêm các đường kẻ khác màu ở trên áo.

Áo sơ mi thường được kết hợp màu sắc trên toàn bộ áo

Mua đồng phục uy tín ở đâu?

Nam Dương Uniform nhận sản xuất các loại đồng phục công sở, đồng phục học sinh, đồng phục công nhân, đồng phục spa, đồng phục khách sạn, đồng phục tạp vụ, đồng phục đầu bếp, áo thun, áo polo cùng nhiều sản phẩm đa dạng khác.

Những mẫu áo tại Nam Dương Uniform không chỉ đa dạng, phong phú, có nhiều màu sắc khác nhau mà còn sở hữu chất lượng tốt cùng công nghệ in tiên tiến. Khách hàng có thể thoải mái lựa chọn chất vải, cách thức in ấn và màu sắc của đồng phục theo ý thích.

Các sản phẩm đồng phục của Nam Dương Uniform

Khi mua hàng tạ Đồng phục Nam Dương, khách hàng không chỉ được thiết kế và may mẫu miễn phí mà còn được bảo hành 1 đổi 1 và miễn phí vận chuyển.
Đến với Nam Dương để được mua hàng với chất lượng tốt nhất cùng chi phí tối ưu nhất.

——————————————
Nếu có nhu cầu tư vấn thiết kế sản phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

  • Điện thoại: (+84) 24 66 80 5999
  • Hotline/Zalo: (+84) 88 69 89 555
  • Email: info@namduonguniform.vn
  • Website: namduonguniform.vn
]]>
https://namduonguniform.vn/cach-phoi-mau-pho-bien-khi-chon-dong-phuc/feed/ 0
Lưu ý đặc biệt khi mặc vải cotton https://namduonguniform.vn/luu-y-dac-biet-khi-mac-vai-cotton/ https://namduonguniform.vn/luu-y-dac-biet-khi-mac-vai-cotton/#respond Thu, 14 Nov 2024 03:19:11 +0000 https://namduonguniform.vn/blogs/meo-vat/luu-y-dac-biet-khi-mac-vai-cotton/

Vải cotton là một trong những loại vải phổ biến và được yêu thích nhất hiện nay. Với những ưu điểm như thoáng mát, thấm hút mồ hôi, an toàn cho da và dễ dàng kết hợp với nhiều kiểu trang phục khác nhau, vải cotton là lựa chọn lý tưởng cho mọi mùa và mọi dịp. Tuy nhiên, để có thể giữ được độ bền và đẹp của vải cotton, bạn cần lưu ý một số điều đặc biệt khi mặc và chăm sóc vải cotton.

1. Chọn kích cỡ và thời điểm mặc phù hợp

Vải cotton có tính co giãn trung bình, nghĩa là nó có thể co lại hoặc giãn ra một chút khi giặt hoặc sử dụng. Do đó, bạn nên chọn kích cỡ vừa vặn với cơ thể của bạn, không quá rộng hay quá chật. Nếu quá rộng, vải cotton sẽ bị xệ và không tôn dáng; nếu quá chật, vải cotton sẽ bị kéo căng và dễ bị rách hoặc hỏng.

Ngoài ra, khi mặc vải cotton, bạn cũng nên chú ý đến thời tiết và môi trường xung quanh. Vải cotton là loại vải thích hợp cho mùa xuân và hè, khi nhiệt độ không quá cao hoặc quá thấp. Tuy nhiên, bạn cũng có thể mặc vải cotton vào mùa thu và đông, nếu kết hợp với các lớp áo ấm hơn như áo len, da hoặc lông. Bạn cũng nên tránh mặc vải cotton khi đi ra ngoài trời ẩm ướt hoặc bụi bẩn, để bảo vệ vải khỏi bị hư hại.

2. Giặt và phơi đúng cách

Vải cotton là loại vải dễ giặt và khô nhanh, nhưng bạn cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc để bảo quản vải cotton tốt nhất.

Dưới đây là cách giặt quần áo làm bằng vải cotton.

1. Giặt tay: Đây là cách giặt an toàn nhất cho vải cotton, bởi nó giúp giảm thiểu ma sát và kéo dài tuổi thọ của vải. Bạn nên chọn loại nước giặt chuyên dụng dành riêng cho giặt tay và giặt trong nước mát. Bạn ngâm quần áo vào nước giặt trong khoảng thời gian được chỉ dẫn trên bao bì. Sau đó, bạn vắt nhẹ quần áo và phơi khô

2. Giặt máy: Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể chọn cách giặt máy cho vải cotton. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Không giặt chung các sản phẩm bằng vải cotton với các loại vải khác để tránh bị nhuộm màu hoặc bám bẩn.
  • Sử dụng chế độ giặt nhẹ hoặc tay, không giặt mạnh hoặc vắt quá khô để tránh làm hỏng sợi vải.
  • Không dùng thuốc tẩy quá nhiều, bởi nó sẽ làm hư hại sợi vải và làm phai màu.
  • Giặt bằng nước lạnh hoặc ấm, không giặt bằng nước nóng để tránh co rút hoặc phai màu.

3. Làm mềm và thơm quần áo: Sau khi giặt xong, bạn có thể làm mềm và thơm quần áo bằng một số cách sau

  • Ngâm quần áo vào xô nước lạnh pha cùng một ít muối trong 2-3 giờ. Sau đó lấy ra, giặt lại với nước lạnh và phơi khô
  • Ngâm quần áo vào xô nước lạnh pha cùng ½ chén giấm trong 1 tiếng. Sau đó lấy ra, giặt lại với nước lạnh và phơi khô
  • Ngâm quần áo vào xô nước lạnh pha cùng ½ chén dầu xả trong 1 tiếng. Sau đó lấy ra, giặt lại với nước lạnh và phơi khô

Cách phơi quần áo làm bằng vải cotton.

  • Phơi liền sau khi giặt: Dù giặt tay hay giặt máy thì đều có công đoạn vắt khô. Khi vắt thì áo cotton 100% dễ tạo thành các nếp gấp. Do đó, bạn cần giăng ra và phơi liền, tránh để lâu. Vì để lâu, các nếp gấp đó dễ tạo thành các nếp nhăn, khiến bạn tốn nhiều thời gian hơn trong việc ủi đồ và áo cũng nhanh cũ hơn
  • Phơi trong bóng râm: Bạn nên tránh phơi quần áo bằng vải cotton dưới ánh nắng trực tiếp, bởi nó sẽ làm phai màu và làm vải bị oxi hoá. Bạn nên chọn những nơi có bóng râm, nơi thoáng gió hoặc phơi trong nhà để bảo vệ màu sắc và chất lượng của vải
  • Phơi ngược mặt: Bạn nên lộn ngược mặt quần áo khi phơi, để giữ được độ sáng của màu sắc và hạn chế bụi bẩn bám vào mặt trước của quần áo. Đồng thời, bạn cũng nên chọn loại móc phù hợp để quần áo không bị biến dạng khi phơi
  • Phơi khô hoàn toàn: Bạn nên phơi quần áo cho đến khi khô hoàn toàn trước khi cất vào tủ, để tránh hiện tượng ẩm mốc hay mùi hôi. Nếu bạn phơi trong nhà, bạn nên chọn những nơi có thông thoáng và khô ráo

3. Là ủi cẩn thận

Vải cotton có xu hướng nhăn nhiều hơn các loại vải khác, do đó bạn cần là ủi để duy trì độ phẳng và mịn của vải. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý một số điểm sau khi là ủi:

  • Chỉ là ủi khi sản phẩm còn ẩm: Bạn cũng có thể xịt nước lên trước khi là ủi để dễ dàng làm phẳng các nếp nhăn.
  • Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp: Bạn nên xác định chính xác thành phần vải của quần áo và điều chỉnh nhiệt độ bàn ủi phù hợp. Thông thường, vải cotton có thể ủi được ở nhiệt độ cao, khoảng 180 – 200 độ. Bạn cũng nên kiểm tra nhãn mác của quần áo để biết ký hiệu ủi đồ.
  • Là ủi mặt ngoài của quần áo với mức nhiệt độ thấp hơn một nấc: Mặt ngoài áo thun có rất nhiều lông tơ nhỏ và mịn, nhiệt độ bàn ủi rất dễ làm cháy lớp lông này. Nếu có thể, chỉ nên ủi mặt trong của áo. Bạn cũng lưu ý là tuyệt đối không ủi lên các hình in-thêu có trên áo nếu không muốn làm hỏng các họa tiết này.
  • Luôn ủi mặt trong của áo trước: Đây là nguyên tắc cơ bản khi là ủi quần áo. Bởi là mặt trong sẽ giúp quần áo được phẳng nhanh chóng và bề mặt ngoài của áo không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, nhất là những chất liệu dễ bị phai màu.
  • Là ủi theo chiều của sợi vải: Không kéo căng hay xoắn sản phẩm khi là ủi để tránh biến dạng.

4. Bảo quản gọn gàng

Sau khi giặt, phơi và là ủi xong, bạn cần bảo quản các sản phẩm bằng vải cotton gọn gàng và khoa học để tránh bị nhăn lại hoặc bị hư hại. Bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Xếp gấp sản phẩm theo kích cỡ và loại, không xếp quá cao hoặc quá chật để tránh gây áp lực lên sợi vải.
  • Để sản phẩm trong túi nilon hoặc túi giấy có lỗ thoát khí để tránh bụi bẩn hoặc ẩm mốc.
  • Treo sản phẩm trên móc hoặc giá treo có độ rộng phù hợp, không treo quá chật hoặc quá lỏng để tránh biến dạng hay rơi xuống.
  • Để sản phẩm trong tủ có khả năng thông thoáng và chống ẩm, không để gần nguồn nhiệt hay ánh sáng trực tiếp.

Đó là một số lưu ý đặc biệt khi mặc vải cotton mà bạn cần biết. Nếu như muốn mua các sản phẩm làm bằng vải cotton như áo thun, áo polo,… có thể liên hệ tới Đồng phục Nam Dương. Chúng tôi cung cấp các sản phẩm đồng phục như đồng phục doanh nghiệp, đồng phục học sinh, đồng phục y tế, đồng phục spa, đồng phục khách sạn, đồ bảo hộ lao động,….
——————————————
Nếu có nhu cầu tư vấn thiết kế sản phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

  • Điện thoại: (+84) 24 66 80 5999
  • Hotline/Zalo: (+84) 88 69 89 555
  • Email: info@namduonguniform.vn
  • Website: namduonguniform.vn
]]>
https://namduonguniform.vn/luu-y-dac-biet-khi-mac-vai-cotton/feed/ 0
Có mẹo này không lo áo màu bị phai https://namduonguniform.vn/co-meo-nay-khong-lo-ao-mau-bi-phai/ https://namduonguniform.vn/co-meo-nay-khong-lo-ao-mau-bi-phai/#respond Thu, 14 Nov 2024 03:18:30 +0000 https://namduonguniform.vn/blogs/meo-vat/co-meo-nay-khong-lo-ao-mau-bi-phai/

Phai màu là hiện tượng màu sắc trên áo mất dần đi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc phai màu không chỉ làm mất vẻ đẹp của quần áo mà còn làm giảm tuổi thọ của chúng. Đừng lo, với các mẹo dưới đây bạn sẽ không lo áo màu bị phai nữa. Hãy cùng Nam Dương tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân áo màu bị phai:

  • Ngâm áo quá lâu trong nước khi giặt: Đặc biệt là khi giặt chung với các quần áo màu khác, sẽ làm cho các hạt màu bị thôi ra và nhuộm lẫn nhau.
  • Phơi áo dưới ánh nắng mặt trời quá lâu: Khi phơi áo dưới nhiệt độ cao, sẽ làm cho các hạt màu bị phân hủy và mất đi.
  • Sử dụng các chất tẩy rửa hay hóa chất khác khi giặt: Điều này sẽ làm cho các hạt màu bị ăn mòn và tan ra.
  • Là ủi áo ở nhiệt độ quá nóng hoặc kéo căng quá mức khi là: Như vậy sẽ làm cho các hạt màu bị biến đổi và phai đi.
  • Không chú ý chất liệu vải trước khi sử dụng: Chất liệu vải không tốt hoặc không phù hợp với cách giặt và chăm sóc, sẽ không có khả năng giữ màu và sẽ bị phai màu nhanh hơn

Cách xử lý áo màu bị phai

  • Khôi phục bằng các nguyên liệu tự nhiên:

Nếu bạn đã vô tình để áo màu bị phai, bạn có thể cố gắng khôi phục lại màu sắc của chúng bằng cách sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như muối, dấm, trà đen, cà phê… Các nguyên liệu này có tác dụng làm tăng độ bám dính của các hạt màu lên sợi vải và giúp quần áo trông đậm màu hơn. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần ngâm quần áo vào nước có pha một trong những nguyên liệu trên trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng rồi giặt lại bình thường. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng cách này chỉ có hiệu quả tạm thời và không áp dụng được cho tất cả các loại vải và màu sắc.

  • Sử dụng sản phẩm chuyên dụng

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm chuyên dụng để khôi phục lại màu sắc cho quần áo như thuốc nhuộm vải, thuốc tẩy trắng… Tuy nhiên, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thử nghiệm trên một vùng nhỏ của quần áo trước khi sử dụng để tránh gây hại cho vải.

Cách bảo quản áo màu

  • Không để quần áo ẩm ướt trong máy giặt: Không nên để quần áo ẩm ướt trong giỏ quần áo quá lâu vì điều này sẽ làm cho các hạt màu bị oxy hóa và phai dần đi.
  • Không để quần áo tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Khi phơi hay cất giữ quần áo dưới ánh nắng mặt trời, ánh nắng sẽ làm cho các hạt màu bị phân hủy và mất đi.
  • Không để quần áo tiếp xúc với các chất tẩy rửa hay hóa chất khác: Điều này sẽ gây ăn mòn và làm cho các hạt màu bị tan ra.
  • Không để quần áo chồng chất hay xếp gấp quá nhiều lớp: Điều này sẽ làm cho các hạt màu bị ma sát và tróc ra.
  • Không để quần áo gần các nguồn nhiệt: Ví dụ như ấm siêu tốc, lò vi sóng, bếp ga… vì nhiệt độ cao sẽ làm cho các hạt màu bị biến đổi và phai đi.

Cách giặt áo màu

  • Đọc kỹ nhãn chỉ dẫn của từng loại quần áo: Chất liệu, cách giặt và cách chăm sóc phù hợp sẽ có trên tag mỗi loại áo. Bạn không nên giặt chung các loại vải khác nhau vì chúng có thể co rút hoặc ra màu khác nhau khi tiếp xúc với nước.
  • Phân loại quần áo trước khi giặt: Bước này giúp hạn chế tối đa quần áo bị phai màu vì khi giặt lần đầu tiên, màu sắc có thể bị phai ra giống màu của quần áo. Vì vậy mỗi lần giặt, bạn nên phân loại các sắc tố ra ví dụ như giặt riêng màu trắng và giặt riêng màu nâu, đen trong mỗi lần giặt.
  • Sử dụng giấm hoặc nước dừa khô: Khi mới mua quần áo về, bạn có thể ngâm chúng với nước dừa khô hoặc nước pha với giấm trong khoảng nửa ngày rồi giặt sạch lại bằng nước lạnh. Như vậy có thể giữ màu quần áo tốt hơn.

  • Sử dụng muối trong khi giặt quần áo: Một số trang phục như quần jean, quần kaki sẽ dễ bị phai màu trong lần giặt đầu tiên. Vì vậy hãy ngâm chúng vào dung dịch nước muối trong vài giờ trước khi đem giặt cùng xà phòng để giúp quần được bền màu hơn.
  • Dùng bột giặt/nước giặt giúp giữ màu quần áo: Bên cạnh đó, trong quá trình giặt giũ hằng ngày bạn cũng cần lựa chọn bột giặt / nước giặt phù hợp. Bạn nên chọn những sản phẩm có khả năng làm sạch tốt nhưng vẫn an toàn cho sợi vải.
  • Chọn chế độ và nước giặt phù hợp: Giặt quần áo ở nhiệt độ thấp hoặc lạnh và sử dụng chế độ giặt nhẹ hoặc tay để giảm thiểu ma sát và tác động lên các hạt màu. Bạn cũng nên sử dụng các loại bột giặt hoặc nước giặt dành riêng cho quần áo màu để bảo vệ chúng tốt hơn.

Cách phơi áo màu

  • Vắt nhẹ quần áo sau khi giặt: Mục đích loại bỏ nước dư thừa. Bạn không nên vắt quá mạnh vì điều này sẽ làm biến dạng và giãn vải.
  • Lộn ngược quần áo trước khi phơi: Như vậy sẽ giảm thiểu tiếp xúc của các hạt màu với ánh nắng. Bạn cũng nên phơi quần áo trong bóng râm hoặc trong nhà để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gây phai màu.
  • Treo quần áo lên móc hoặc dây phơi: Chú ý không để quần áo bị chồng chất hay kéo căng. Bạn cũng nên để khoảng cách giữa các chiếc quần áo để giúp chúng khô nhanh hơn và tránh bị nhuộm màu lẫn nhau.
  • Không để quần áo phơi quá lâu: Phơi lâu sẽ làm cho chúng bị khô cứng và mất độ mềm mại. Bạn nên lấy quần áo vào ngay khi chúng đã khô hoặc còn hơi ẩm để dễ dàng là ủi và cất giữ.

Cách là áo màu

  • Đọc kỹ nhãn chỉ dẫn của từng loại quần áo: Nhằm biết được nhiệt độ và cách là phù hợp. Bạn không nên là các loại vải nhạy cảm như lụa, len, da… vì chúng có thể bị hư hại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
  • Là ủi quần áo khi chúng còn hơi ẩm: Làm như vậy sẽ dễ dàng làm phẳng các nếp nhăn. Bạn không nên là quần áo khi chúng còn ướt hoặc khô cứng vì điều này sẽ làm cho chúng bị co rút hoặc biến dạng.
  • Lộn ngược quần áo trước khi là: Nhằm giảm thiểu tiếp xúc của các hạt màu với bàn là. Bạn cũng nên lót thêm một lớp khăn hoặc vải khi là để tránh tiếp xúc trực tiếp của bàn là với các hạt màu.
  • Là quần áo đúng chế độ: Là ủi quần áo ở nhiệt độ thấp hoặc vừa phải và không kéo căng hay co giãn quá mức khi là. Bạn cũng nên di chuyển bàn là liên tục và không để bàn là dừng lại trên một vùng quần áo quá lâu để tránh gây cháy hay ố vải.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích để không lo áo màu bị phai. Tuỳ từng chất liệu vải khác nhau mà áo sẽ có độ giữ màu khác nhau. Nếu muốn đặt may đồng phục theo chất vải và màu sắc tùy thích, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn thiết kế sản phẩm theo yêu cầu. Vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Điện thoại:(+84) 24 66 80 5999
  • Hotline/Zalo: (+84) 88 69 89 555
  • Fanpage: https://www.facebook.com/NamDuongUniform
  • Email: info@namduonguniform.vn
  • Website: namduonguniform.vn
]]>
https://namduonguniform.vn/co-meo-nay-khong-lo-ao-mau-bi-phai/feed/ 0
Cách chọn vải khi làm đồng phục y tế https://namduonguniform.vn/cach-chon-vai-khi-lam-dong-phuc-y-te/ https://namduonguniform.vn/cach-chon-vai-khi-lam-dong-phuc-y-te/#respond Thu, 14 Nov 2024 03:18:07 +0000 https://namduonguniform.vn/blogs/meo-vat/cach-chon-vai-khi-lam-dong-phuc-y-te/

Đồng phục y tế là trang phục chuyên dụng cho các nhân viên làm việc trong lĩnh vực y tế, như bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, y tá… Đồng phục y tế không chỉ giúp nhận diện và phân biệt các chức danh và công việc khác nhau trong bệnh viện, mà còn đảm bảo an toàn và vệ sinh cho người mặc và bệnh nhân. Do đó, cách chọn vải khi làm đồng phục y tế rất quan trọng và cần tuân theo các tiêu chuẩn và quy định của Bộ Y tế.

1. Các loại vải may đồng phục y tế phổ biến hiện nay

Theo quy định của Bộ Y tế, các trang phục của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sẽ được làm từ các loại vải sau:

  • Vải kaki: Là loại vải có thành phần từ sợi cotton hoặc sợi tổng hợp. Vải kaki có độ bền cao, không nhăn nhiều, không xù lông và thấm hút mồ hôi tốt. Loại vải này có nhiều màu sắc để may các loại đồng phục y tế khác nhau. Tuy nhiên, vải kaki có thể co rút khi giặt và không thoáng khí lắm.

  • Vải kate: Ưu điểm của loại vải này là độ mềm mịn cao, không nhăn nhiều, không xù lông và thoáng khí tốt, hơn nữa nó có nhiều màu sắc đa dạng. Nhược điểm của vải kate là có thể co rút khi giặt và không thấm hút mồ hôi lắm.

  • Vải lon Mỹ: Là loại vải có bề mặt trơn, bóng, nhìn giống lụa. Loại vải này mềm mại, có độ dày vừa phải, giữ dáng tốt, ít nhăn. Thế nhưng, vải lon Mỹ lại thấm hút mồ hôi kém, hơi bí nếu phải mặc ngoài trời trong thời gian dài.

  • Vải thô biên đỏ: Loại vải này có độ bền cao, không nhăn nhiều, không xù lông và thoáng khí tốt. Mặt khác, vải thô biên đỏ có thể co rút khi giặt và không thấm hút mồ hôi lắm.

  • Vải kaki Nam Định: Vải này bền chắc, không phai màu, không xù lông và bảng màu đa dạng. Tuy nhiên, vải kaki Nam Định lại có độ co giãn kém, mặc có cảm giác hơi bí một chút.

  • Vải kaki Pangrim: Đây là loại vải cao cấp có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Mặt vải đanh, dày dặn, thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt. Bên cạnh đó, vải này có tính khử khuẩn, không xù lông, chống bám bụi khá tốt.

2. Các tiêu chí để lựa chọn vải may đồng phục y tế

Để chọn được vải may đồng phục y tế phù hợp với từng đối tượng và công việc trong bệnh viện, bạn cần xem xét các tiêu chí sau:

  • Độ bền: Là tính năng quan trọng của vải may đồng phục y tế, bởi trang phục này cần được giặt ủi thường xuyên để duy trì an toàn và vệ sinh cho người mặc và bệnh nhân. Do đó, bạn cần chọn loại vải có khả năng chịu được ma sát cao và không dễ rách hay xù lông.

  • Độ thoáng khí: Những trang phục này cần được ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc gây hại cho người mặc và bệnh nhân. Do đó, bạn cần chọn loại vải có khả năng thoáng khí tốt và không gây kích ứng da.

  • Độ thấm hút mồ hôi: Là tính năng cần thiết của vải may đồng phục y tế, bởi người mặc phải làm việc trong môi trường nóng ẩm và tiếp xúc với nhiều chất lỏng. Do đó, bạn cần chọn loại vải có khả năng hút mồ hôi tốt và khô nhanh để giữ cho người mặc luôn khô ráo và thoải mái.

  • Độ nhăn: Là tính năng ảnh hưởng đến thẩm mỹ của vải may đồng phục y tế, bởi trang phục này cần được giữ gìn sự chỉn chu và chuyên nghiệp cho người mặc. Do đó, bạn cần chọn loại vải có khả năng không nhăn nhiều và dễ ủi để tiết kiệm thời gian và công sức.

3. Cách chọn vải may đồng phục y tế theo từng đối tượng và công việc

  • Đối với bác sĩ: Bạn có thể chọn vải kaki hoặc vải kate để may áo blouse trắng. Loại vải này có độ bền cao, không nhăn nhiều, thấm hút mồ hôi tốt và thoáng khí tốt. Bạn cũng có thể chọn vải lon Mỹ hoặc vải thô biên đỏ để may quần âu trắng. Loại vải này cũng có các tính năng tương tự như vải kaki hoặc vải kate.

  • Đối với điều dưỡng, hộ sinh, y tá: Bạn có thể chọn vải kaki hoặc vải kate để may áo trắng có viền xanh dương. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn vải lon Mỹ hoặc vải thô biên đỏ để may quần âu trắng hoặc áo liền váy trắng.

  • Đối với khu vực phẫu thuật, gây mê hồi sức: Bạn có thể chọn vải kaki Nam Định hoặc vải kate để may áo và quần màu xanh cổ vịt. Bên cạnh đó, vải kaki Pangrim cũng là một lựa chọn tốt bởi nó có các tính năng tương tự như vải kaki Nam Định.

Trên đây là những tiêu chí và cách chọn vải may đồng phục y tế theo từng đối tượng và công việc trong bệnh viện.

Nếu bạn cần tìm một đơn vị uy tín và chất lượng để may đồng phục y tế, bạn có thể liên hệ với chúng tôi. Nam Dương là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực may đồng phục y tế, với nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trên thị trường. Các sản phẩm của Nam Dương đều có chất lượng cao và giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thiết kế và may mẫu miễn phí cho các đối tác. Để được tư vấn báo giá một cách nhanh chóng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

  • Điện thoại: (+84) 24 66 80 5999
  • Hotline/Zalo: (+84) 88 69 89 555
  • Email: info@namduonguniform.vn
  • Website: namduonguniform.vn
]]>
https://namduonguniform.vn/cach-chon-vai-khi-lam-dong-phuc-y-te/feed/ 0
Hướng dẫn giặt đồng phục bác sỹ đúng cách https://namduonguniform.vn/huong-dan-giat-dong-phuc-bac-sy-dung-cach/ https://namduonguniform.vn/huong-dan-giat-dong-phuc-bac-sy-dung-cach/#respond Thu, 14 Nov 2024 03:17:47 +0000 https://namduonguniform.vn/blogs/meo-vat/huong-dan-giat-dong-phuc-bac-sy-dung-cach/

Đồng phục bác sĩ là trang phục chuyên dụng được sử dụng trong các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám. Trang phục này không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp, uy tín của người hành nghề mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của người mặc và người bệnh. Do đó, việc giặt và bảo quản đồng phục bác sỹ đúng cách là điều rất cần thiết để đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của trang phục.

Các loại vải dành cho đồng phục bác sĩ

Theo quy định của Bộ Y tế, trang phục của bác sĩ là áo blouse cổ bẻ Danton, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang gối, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái, phía sau xẻ giữa tới ngang mông. Quần của bác sĩ sẽ là quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau.

Việc lựa chọn chất vải cho đồng phục bác sĩ là rất quan trọng vì nó phải đảm bảo tính năng lực chống thấm nước, chống thấm vi khuẩn, thoáng khí, thoải mái khi di chuyển và dễ vệ sinh cho các nhân viên y tế

  • Vải Cotton: Đây là một loại vải được dệt từ sợi bông. Đặc điểm của loại áo này là dễ nhuộm màu, có độ bền vượt trội cùng khả năng thấm hút mồ hôi, từ đó giúp người mặc thoáng mát và dễ chịu cả ngày.

  • Vải Cotton 65/35: Loại vải này có thành phần chế tạo gồm 65% cotton và 35% Polyester. Ưu điểm của nó là cực kỳ thoáng mát và mềm mịn, phù hợp để may áo blouse bác sĩ. Cotton 65/35 có khả năng thấm hút mồ hôi, giữ ấm và cách nhiệt tốt, phù hợp để may trang phục cả đông lẫn hè.

  • Vải Polyester: Nổi bật bởi khả năng chống co giãn và co rút rất tốt, polyester có một cấu trúc bền chắc và khó bị phá vỡ. Bên cạnh đó nó cũng có khả năng chống nước tốt, dễ dàng nhuộm màu và dễ dàng giặt sạch.

  • Vải Kaki Nam Định: Ưu điểm của loại vải này là bền và chắc chắn, có khả năng chống bám bụi tốt. Vải kaki Nam Định thường được dùng để làm đồ bảo hộ lao động và đồ bảo hộ y tế

  • Vải Kaki Pangrim: Mẫu vải này được ưa chuộng do độ bền cao, bề mặt mịn màng và đặc biệt là không bị xổ lông sau một thời gian dài sử dụng. Ngoài ra, loại vải này cũng vô cùng thoáng khí, chống nắng và cản tia UV cực tốt, đem lại sự an toàn cho người mặc

Hướng dẫn giặt cho từng loại vải

Vải Cotton: 

  • Hạn chế sử dụng các loại xà phòng giặt tẩy mạnh: Chỉ nên sử dụng các chất khử khuẩn nhẹ nhàng cho vải
  • Không nên giặt áo trong nước nóng quá 40 độ: Giúp áo không bị giãn ra và mất form dáng ban đầu
  • Sử dụng nước xả thơm thay cho nước xả làm mềm vải: Nước xả làm mềm vải khiến áo cotton bị giãn rất nhanh
  • Dùng móc treo dày và có dáng thay vì móc sắt mảnh: Giúp áo giữ form được tốt hơn
  • Dùng bàn là hơi nước thay vì bàn là kim loại: Bề mặt kim loại nóng tiếp xúc trực tiếp lên bề mặt quần áo sẽ gây tổn hại đến tuổi thọ sản phẩm.

Vải Cotton 65/35: 

  • Lộn trái trang phục khi giặt và phơi: tránh trường hợp mặt hình in/logo cọ xát vào thùng giặt gây tróc hình in.
  • Không giặt chung các màu áo ở lần giặt đầu tiên: tránh làm loang màu với các áo khác
  • Không dùng thuốc tẩy: Kéo dài tuổi thọ áo lâu hơn

Vải Polyester: 

  • Chỉ giặt ở mức nước ấm vừa phải: Tuyệt đối không giặt bằng nước nóng
  • Nên phơi khô quần áo vải polyester ở môi trường tự nhiên: Hoặc sử dụng máy sấy mức nhẹ trong mùa mưa ẩm ướt.
  • Nếu trang phục bị xỉn màu: Ngâm qua đêm với nước ấm hoặc nước giặt
  • Nếu muốn làm sáng trang phục: Pha thêm 100ml giấm trắng cùng nước giặt vào lồng

Vải Kaki Nam Định – Kaki Pangrim:

  • Chỉ giặt bằng nước lạnh: Không sử dụng nước ấm và nước nóng khi giặt đồ
  • Nếu muốn hạn chế ra màu: Ngâm áo trong nước muối vài giờ đồng hồ
  • Lộn trái áo khi giặt và phơi: Giúp áo bền đẹp hơn
  • Phơi áo nơi thoáng mát: Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp

Quy trình giặt và bảo quản đồng phục bác sĩ

Để giữ cho đồng phục bác sĩ luôn sạch sẽ, trắng tinh và kháng khuẩn, bạn cần chú ý đến các bước sau khi giặt và bảo quản:

  • Bước 1:Phân loại đồ giặt: Bạn nên phân loại đồ giặt theo màu sắc (trắng hoặc xanh cổ vịt) và loại vải (cotton hoặc polyester) để tránh làm nhòe màu hoặc làm hư hại chất liệu vải. Ngoài ra hãy giặt riêng đồng phục bác sĩ với các loại quần áo khác để tránh lây nhiễm.

  • Bước 2: Ngâm đồ giặt: Có thể ngâm đồ giặt trong nước ấm khoảng 30-40°C với chất có tính khử trùng trong khoảng 15-20 phút để làm sạch các vết bẩn và diệt khuẩn. Đừng quên lật mặt trong ra ngoài khi ngâm để tránh làm hỏng logo bệnh viện.

  • Bước 3: Giặt đồ: Đồng phục bác sĩ có thể giặt tay hoặc giặt máy tuỳ theo loại vải. Nếu giặt máy, bạn nên chọn chế độ giặt nhẹ hoặc giặt tay để không làm hư hại chất liệu vải. Nếu giặt tay, bạn nên nhẹ nhàng xoa bóp hoặc dùng chổi mềm để chà xát các vết bẩn. Lưu ý không nên ngâm quá lâu hay vắt quá mạnh để tránh làm nhăn hay co rút vải.

  • Bước 4:Xả và làm khô: Hãy xả đồ giặt ít nhất hai lần trong nước sạch để loại bỏ hoàn toàn chất tẩy rửa. Sau đó, bạn nên làm khô đồ giặt trong điều kiện thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc máy sấy để không làm bay màu hay biến dạng vải. Nhớ rằng treo áo blouse trên móc hoặc gắn vào thanh treo để duỗi thẳng áo khi làm khô.

  • Bước 5: Là ủi và cất giữ: Bạn nên là ủi đồ giặt khi còn ẩm để dễ dàng duỗi nhăn. Chọn nhiệt độ là ủi tuỳ theo loại vải (thường từ 120-150°C). Chú ý là từ trong ra ngoài để không làm hỏng logo hoặc biển tên. Sau khi là ủi xong, bạn nên gấp gọn hoặc treo lại áo blouse trên móc hoặc thanh treo. Hãy cất giữ đồ giặt trong tủ kín hoặc túi nilon để tránh bụi bẩn hay ẩm mốc.

Đó là những hướng dẫn cơ bản để bạn có thể giặt và bảo quản đồng phục bác sỹ đúng cách. Nếu bạn cần tìm một đơn vị uy tín và chất lượng để may đồng phục y tế hãy liên hệ tới Nam Dương Uniform. Chúng tôi là một trong những công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trên thị trường may mặc đồng phục y tế.

Để được tư vấn báo giá một cách nhanh chóng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

  • Điện thoại: (+84) 24 66 80 5999
  • Hotline/Zalo: (+84) 88 69 89 555
  • Email: info@namduonguniform.vn
  • Website: namduonguniform.vn
]]>
https://namduonguniform.vn/huong-dan-giat-dong-phuc-bac-sy-dung-cach/feed/ 0
Ngành điều dưỡng đã ra đời như thế nào? https://namduonguniform.vn/nganh-dieu-duong-da-ra-doi-nhu-the-nao/ https://namduonguniform.vn/nganh-dieu-duong-da-ra-doi-nhu-the-nao/#respond Thu, 14 Nov 2024 03:17:36 +0000 https://namduonguniform.vn/blogs/meo-vat/nganh-dieu-duong-da-ra-doi-nhu-the-nao/

Ngành điều dưỡng là một ngành nghề quan trọng và thiết yếu trong lĩnh vực y tế. Nhân viêni điều dưỡng không chỉ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, mà còn là người truyền cảm hứng và động lực cho họ vượt qua những khó khăn và đau đớn. Đồng hành cùng về ngành nghề này, đồng phục điều dưỡng không chỉ là trang phục làm việc, mà còn là biểu tượng của sự nhiệt tình, tận tụy và chuyên nghiệp của họ.

1. Về ngành điều dưỡng thế giới

Có thể khẳng định rằng, lịch sử của ngành điều dưỡng bắt nguồn từ những bà mẹ. Những người mẹ khi sinh con luôn chăm sóc, bảo vệ chúng. Từ xa xưa, con người coi thần linh là tuyệt đối và thường đến các nhà thờ và xin thần linh chữa bệnh cho mình khi mắc bệnh. Khá thú vị khi các giáo đường, nhà thờ lại trở thành nơi khám và chữa trị cho các bệnh nhân. Với bối cảnh đó, các tín nữ xuất hiện phụ trách hỗ trợ cho các thầy tu trong quá trình chữa bệnh.

Nghề điều dưỡng bắt đầu xuất hiện

Những năm 60 TCN, ở Hy Lạp xuất hiện người điều dưỡng nữ đầu tiên là Phoebe. Phoebe rất thích công việc được chăm sóc người khác cho nên đã rời xa cuộc sống tiện nghi để đến những gia đình thuộc tầng lớp tiểu nông và chăm sóc những người bị bệnh. Người dân tại Châu Âu phong cho bà danh hiệu là nữ điều dưỡng đầu tiên trên thế giới.

Khi thời đại Công nghiệp bùng nổ tại Châu Âu từ thế kỷ 19, xã hội lúc bấy giờ đã thay đổi hoàn toàn góc nhìn về nghề điều dưỡng. Ở Pháp lúc bấy giờ, bà Florence Nightingale – người khai sinh ra ngành điều dưỡng xuất hiện .

Bà Florence có hoài bão được giúp đỡ những người nghèo khổ và yếu ớt trong xã hội. Bà đã quyết tâm theo học và làm việc trong các cơ sở y tế ở Đức và Pháp vào những năm 1847-1853. Những năm chiến tranh Crimea nổ ra giữa Nga và liên minh Anh-Pháp-Thổ Nhĩ Kỳ, bà cùng 38 phụ nữ Anh khác được phái sang Thổ Nhĩ Kỳ để phục vụ các thương binh. Tại đây bà đã áp dụng khoa học vệ sinh vào công tác y tế và sau hai năm đã làm giảm tỷ lệ tử vong của thương binh do nhiễm trùng từ 42% xuống còn 2%.

Florence Nightingale – biểu tượng của ngành điều dưỡng

Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1856, Florence Nightingale đã quay lại Anh và tiếp tục công cuộc cải cách y tế trong quân đội Anh. Bà đã thành lập Trường Điều Dưỡng St.Thomas (Anh) vào năm 1860. Đây là trường điều dưỡng đầu tiên trên thế giới có chương trình đào tạo chuyên nghiệp và khoa học cho người điều dưỡng.

2. Về ngành điều dưỡng Việt Nam

Khác với thế giới, ở Việt Nam, ngành điều dưỡng lại được du nhập từ nước ngoài vào trong nước. Thời kỳ Pháp thuộc, các bệnh viện bắt đầu được xây dựng để phục vụ cho quân đội và dân Pháp. Các y tá Pháp được đưa sang để làm việc tại các bệnh viện này. Còn các y tá Việt Nam chỉ được học một số kỹ năng cơ bản để phục vụ cho công tác y tế của Pháp.

Các y tá Pháp mặc những trang phục giống như của Florence Nightingale với màu xanh lá cây và trắng, đội mũ trắng và mang túi da. Còn các y tá Việt Nam mặc những trang phục giản dị hơn, có màu xám hoặc nâu. Khác với y tá Pháp, họ không được đội mũ hay mang túi da.

Ngành điều dưỡng Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công (1945), Việt Nam đã giành lại quyền tự chủ từ Pháp. Nhưng không lâu sau đó, chiến tranh giữa Việt Minh và Pháp lại bùng nổ (1946 – 1954). Trong thời kỳ này, ngành điều dưỡng Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng. Các trường Điều Dưỡng đã được thành lập để đào tạo những người điều dưỡng có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao hơn. Các y tá Việt Nam đã tích cực tham gia vào công tác y tế cho quân và dân trong cuộc kháng độc lập.

Sau khi chiến tranh giữa Việt Minh và Pháp kết thúc vào năm 1954, Việt Nam đã được chia làm hai miền: Bắc và Nam. Trong thời kỳ này, ngành điều dưỡng Việt Nam cũng có những biến động khác nhau ở hai miền.

Ở miền Bắc, ngành điều dưỡng đã được phát triển mạnh mẽ theo hướng xã hội chủ nghĩa. Các trường Điều Dưỡng đã được nâng cấp thành các trường Cao Đẳng và Đại Học. Các y tá Việt Nam đã được đào tạo theo các chương trình khoa học và hiện đại.

Ở miền Nam, ngành điều dưỡng đã bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của Mỹ. Các trường Điều Dưỡng đã bị đóng cửa hoặc bị kiểm soát bởi Mỹ. Các y tá Việt Nam đã bị hạn chế trong việc học tập và làm việc. Bên cạnh đó, họ cũng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn và nguy hiểm trong công tác y tế cho quân và dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhiều y tá đã bị bắt giữ, tra tấn hoặc bị giết hại bởi Mỹ và các đồng minh.

Ngành điều dưỡng Việt Nam khi chiến tranh kết thúc

Sau khi chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ kết thúc vào năm 1975, Việt Nam đã được thống nhất lại thành một quốc gia duy nhất. Trong thời kỳ này, ngành điều dưỡng Việt Nam đã có những nỗ lực để hội nhập với thế giới. Các trường Điều Dưỡng đã được mở cửa lại và phát triển theo hướng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng. Các y tá Việt Nam đã được đào tạo theo các tiêu chuẩn quốc tế và tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế. Từ đó tiếp tục công tác y tế cho quân và dân trong các cuộc chiến tranh biên giới (1979 – 1989) và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày nay, ngành điều dưỡng Việt Nam đang phát triển vững mạnh và góp phần quan trọng vào sự nghiệp y tế của đất nước. Các y tá Việt Nam không chỉ làm việc tại các cơ sở y tế trong nước, mà còn có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

Đi cùng sự tiến hoá của thời đại, trang phục y tá cũng ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Họ có thể mặc những trang phục có màu sắc tươi sáng như trắng, hồng, xanh lá cây, xanh dương hoặc vàng. Một số trang phục còn có hoa văn, chấm bi hay kẻ sọc. Bên cạnh đó cũng có nhiều trang phục có kiểu dáng hiện đại như áo khoác, áo vest hoặc áo thun…

Kết luận

Ngành điều dưỡng là một ngành nghề có lịch sử lâu đời và có vai trò thiết yếu trong lĩnh vực y tế. Người điều dưỡng là những người bạn đồng hành của bác sĩ và của bệnh nhân trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Người điều dưỡng không chỉ cần có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao, mà còn cần có lòng nhân ái, lòng tự hào và lòng trách nhiệm với nghề.

Cùng với sự phát triển của ngành điều dưỡng, đồng phục điều dưỡng cũng đã có những thay đổi theo thời gian và theo địa lý. Nếu muốn tìm mua các mẫu đồng phục điều dưỡng mới nhất hiện nay. Hãy liên hệ tới Đồng phục Nam Dương nhé.
——————————————
☎ Nếu có nhu cầu tư vấn và báo giá sản phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi
👉 Điện thoại: (+84) 24 66 80 5999
👉 Hotline/Zalo: (+84) 88 69 89 555
👉 Email: info@namduonguniform.vn
👉 Website: namduonguniform.vn

]]>
https://namduonguniform.vn/nganh-dieu-duong-da-ra-doi-nhu-the-nao/feed/ 0
Làm thế nào để đồng phục áo sơ mi nam hết nhăn https://namduonguniform.vn/lam-the-nao-de-dong-phuc-ao-so-mi-nam-het-nhan/ https://namduonguniform.vn/lam-the-nao-de-dong-phuc-ao-so-mi-nam-het-nhan/#respond Thu, 14 Nov 2024 03:17:22 +0000 https://namduonguniform.vn/blogs/meo-vat/lam-the-nao-de-dong-phuc-ao-so-mi-nam-het-nhan/

Áo sơ mi nam là một trong những trang phục không thể thiếu trong tủ đồ của các quý ông hiện đại. Nó không chỉ mang lại vẻ ngoài lịch lãm, chỉn chu mà còn thể hiện được phong cách và cá tính của người mặc. Tuy nhiên, áo sơ mi nam cũng là loại trang phục khá “khó tính” khi dễ bị nhăn nhúm, mất dáng và xuống màu nếu không được chăm sóc đúng cách. Đặc biệt, với những chiếc áo sơ mi làm đồng phục cho công ty hay tổ chức, việc giữ cho chúng luôn phẳng phiu và sạch sẽ là rất quan trọng để tạo ấn tượng tốt với khách hàng và đối tác.

Vậy làm thế nào để đồng phục áo sơ mi nam hết nhăn? Trong bài viết này, Nam Dương sẽ chia sẻ với bạn một số nguyên nhân khiến áo sơ mi bị nhăn và cách khắc phục hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nhé!

Nguyên nhân khiến áo sơ mi bị nhăn

Mỗi chất liệu áo hay cách dệt vải đều mang những đặc trưng riêng, bao gồm cả tính dễ nhăn. Áo sơ mi có thể được may từ nhiều loại chất liệu khác nhau, phổ biến như bamboo, kate Hàn, lon Mỹ, vải thô cotton,….Một số chất liệu có độ giữ form tốt thì sẽ ít nhăn hơn, trong khi đó một số chất liệu thì không được như vậy.

Bên cạnh đó, việc chăm sóc quần áo không đúng cách cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cho áo sơ mi mất dáng, xuống màu so với ban đầu. Ví dụ như:

  • Giặt áo không đúng cách: Khi giặt áo sơ mi ở nhiệt độ quá cao sẽ khiến vải giãn ra và dễ bị mất form dáng ban đầu
  • Vắt áo không đúng cách: Nếu vắt áo quá mạnh, quần áo bị xoắn vào nhau quá chặt có thể khiến bề mặt vải hình thành các nếp nhăn tương đối sâu
  • Là áo không đúng cách: Bạn nên chỉnh form dáng của áo về đúng trước khi là, nếu không chỉnh form dáng, cổ áo và tay áo có thể sẽ bị gãy nếp và trông mất thẩm mỹ.

Cách khắc phục tình trạng áo sơ mi bị nhăn

Để khắc phục tình trạng áo sơ mi bị nhăn, bạn nên giặt áo sơ mi ở nhiệt độ thường <40 độ C. Ngoài ra khi vắt áo không nên chọn chế độ “vắt cực khô”. Khi giặt xong nên phơi áo ngay, tránh để vải bị xoắn quá lâu trong máy giặt.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng một số cách sau đây:

Cách 1: Là áo sơ mi bằng bàn là hơi

Đây là cách truyền thống và hiệu quả nhất để làm phẳng áo sơ mi. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến một số điều sau để là áo sơ mi đúng cách:

  • Kiểm tra chất liệu áo sơ mi và chỉnh nhiệt độ phù hợp trên bàn là: Thông thường, nhiệt độ thích hợp nhất cho vải cotton là 180 – 200 độ C, vải tơ tằm là 140 – 160 độ C, vải sợi tổng hợp là từ 175 – 230 độ C, vải lụa là từ 250 – 300 độ C, vải lanh hoặc bông là 320 – 400 độ C.
  • Chuẩn bị một bình xịt chứa nước sạch để xịt lên áo trong quá trình là: Điều này sẽ giúp áo nhanh phẳng hơn và giữ được độ ẩm cho vải.
  • Là theo thứ tự: Thứ tự là áo thường là cổ áo trước, sau đó đến vai và nách, cổ tay, lưng, vạt trước có cúc, vạt dưới phía trước và cuối cùng là thân tay áo.
  • Treo áo bằng móc: Sau khi là xong, bạn nên treo ngay áo lên móc để giữ được phom dáng

Cách 2: Làm phẳng áo sơ mi không cần bàn là

Nếu bạn không có bàn là, bạn có thể thử một số cách làm phẳng áo sơ mi không cần bàn là sau đây:

  • Dùng máy duỗi tóc: Bạn có thể dùng máy duỗi tóc để là những vùng nhăn nhỏ trên áo sơ mi, như cổ áo, cổ tay hay viền áo. Bạn chỉ cần chỉnh nhiệt độ phù hợp với chất liệu vải và duỗi nhẹ nhàng từng đoạn.

  • Dùng hỗn hợp giấm và nước ấm: Bạn có thể pha loãng một ít giấm trắng với nước ấm và xịt lên những vùng nhăn trên áo sơ mi. Sau đó, bạn để áo khô tự nhiên hoặc dùng máy sấy tóc để thổi khô. Giấm sẽ giúp làm mềm và phẳng vải.
  • Dùng máy sấy tóc: Bạn có thể dùng máy sấy tóc để làm nóng và thổi vào những vùng nhăn trên áo sơ mi. Bạn nên giữ khoảng cách 15-20 cm giữa máy và vải để tránh làm hư hại vải.

  • Dùng hơi nước ấm: Bạn có thể treo áo sơ mi trong phòng tắm khi bạn đang tắm nước nóng. Hơi nước ấm từ máy nước nóng sẽ giúp các nếp nhăn trên áo phẳng lại.

Cách 3: Gấp áo sơ mi không nhăn

Bên cạnh việc là quần áo, bạn cũng có thể gấp áo sơ mi theo một số cách sau để giảm thiểu nếp nhăn:

  • Gấp áo sơ mi không nhăn bằng bìa tạp chí: Bạn chỉ cần đặt úp áo xuống mặt bàn, vuốt phẳng các mép áo. Sau đó, đặt bìa tạp chí vào giữa phía trên lưng, ngay phía dưới cổ áo. Tiếp theo, gấp tay áo bên phải ra phía sau sao cho vừa ôm quyển tạp chí. Làm tương tự với tay áo bên trái. Cuối cùng, gập đôi áo từ dưới lên sao cho bằng độ dài quyển tạp chí

  • Gấp áo sơ mi không nhăn theo kiểu Nhật Bản: Đặt áo úp xuống lên một mặt phẳng, chỉnh cổ áo và tay áo thẳng. Theo đường chỉ vai áo, gấp tay áo bên phải ra đằng sau sao cho tạo được 2 đường thẳng song song. Dựa vào đường chỉ may giữa tay và vai áo, gấp tay áo xuống. Tiếp đó gấp tay áp bên trái ra đằng sau sao cho nách áo chạm gần sát phần áo gập được bên đối diện. Sau đó gấp tay áo bên trái xuống để tạo với phần bên kia 1 chữ V. Cuối cùng, nhẹ nhàng gấp đôi áo từ dưới lên trên, để chừa ra cổ áo.

Kết luận

Đồng phục áo sơ mi là một trong những trang phục quan trọng trong cuộc sống và công việc của các quý ông. Để giữ cho chúng luôn phẳng phiu và sạch sẽ, bạn cần chú ý đến chất liệu vải, cách giặt và là áo sơ mi đúng cách. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo nhỏ để gấp hoặc làm phẳng áo sơ mi không cần bàn là khi cần thiết.

Nếu muốn mua đồng phục áo sơ mi nam, hãy liên hệ với Nam Dương Uniform để được tư vấn
——————————————
☎ Nếu có nhu cầu báo giá sản phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

  • Điện thoại: (+84) 24 66 80 5999
  • Hotline/Zalo: (+84) 88 69 89 555
  • Email: info@namduonguniform.vn
  • Website: namduonguniform.vn
]]>
https://namduonguniform.vn/lam-the-nao-de-dong-phuc-ao-so-mi-nam-het-nhan/feed/ 0
Xưởng đồng phục có thể không nói cho bạn biết điều này https://namduonguniform.vn/xuong-dong-phuc-co-the-khong-noi-cho-ban-biet-dieu-nay/ https://namduonguniform.vn/xuong-dong-phuc-co-the-khong-noi-cho-ban-biet-dieu-nay/#respond Thu, 14 Nov 2024 03:16:58 +0000 https://namduonguniform.vn/blogs/meo-vat/xuong-dong-phuc-co-the-khong-noi-cho-ban-biet-dieu-nay/

Nếu như bạn là một doanh nghiệp/công ty hay chỉ đơn giản là một cá nhân đang muốn đặt may – in một lô áo theo yêu cầu cá nhân thì hãy theo dõi ngay bài viết này. Bởi không phải nhà sản xuất đồng phục nào cũng sẽ nói cho bạn những điều sau đây.

Lý do form áo, dáng áo, size áo không chuẩn

Hầu hết các xưởng làm đồng phục đều có một bảng size riêng theo chiều cao, cân nặng. Một số xưởng sẽ có số đo cụ thể của từng size trong khi một số xưởng thì không. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp khách hàng đã chọn size theo chiều cao, cân nặng mà về mặc vẫn không vừa. Lý do là gì?

1. Vải bị co rút trong quá trình cắt

Trước khi cắt, vải sẽ được trải qua quá trình xả vải. Đây là một bước quan trọng để giúp vải không bị co rút sau khi may hoặc giặt, làm ảnh hưởng tới sản phẩm sau cùng.

Tuy nhiên, đôi lúc xả vải sẽ làm vải bị co rút bởi những nguyên do sau đây

  • Vải bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao trong quá trình xả hoặc sấy
  • Vải bị kéo căng hoặc xoắn trong quá trình xả hoặc sấy
  • Vải có chất liệu dễ bị co rút: len, lụa, ren,..

2. Bộ rập đã được tinh chỉnh

Bộ rập là những mẫu thiết kế được cắt sẵn trên giấy, nó được dùng làm khuôn mẫu để cắt vải và may quần áo. Điều này giúp cho kích thước của các sản phẩm được đồng đều nhau.

Tuy nhiên, nhiều xưởng quần áo tinh chỉnh lại bộ rập khiến cho thông số không chuẩn như trên bảng size của họ.

3. Thông số cơ thể khách không chuẩn

Tất nhiên, bảng size theo chiều cao, cân nặng chỉ phù hợp với những khách hàng có thân hình chuẩn. Đối với những khách hàng có chiều cao và cân nặng không đồng đều nhau (ví dụ như cân nặng size S nhưng chiều cao size M) sẽ rất khó chọn được chiếc áo như ý muốn của mình.

Khách hàng nên làm gì?

  1. Khách hàng nên yêu cầu xưởng may cung cấp bảng size mới nhất, có số đo chi tiết (chiều dài áo, chiều dài vai, chiều dài tay) 
  2. Nếu xưởng đồng phục không có một bảng size chi tiết, khách hàng hãy yêu cầu xưởng may cung cấp một chiếc áo mẫu để mặc thử. Như vậy có thể lựa chọn size áo thoải mái hơn.

Màu sắc, hình in và chỉ tiêu không như trên ảnh

Màu sắc của áo không như trên hình

  • Vấn đề gặp phải: Đôi khi màu trên áo mà xưởng đồng phục gửi cho bạn lại không phải màu thực tế ngoài đời. 
  • Lý do: Vì hình ảnh có thể có sai màu do nhiều yếu tố khác nhau: ánh sáng môi trường chụp, tone màu của màn hình (ánh xanh hoặc ánh vàng) cũng có thể ảnh hưởng tới màu sắc thực tế của chiếc áo. Một số màu sắc dễ lên hình không chuẩn thường là kaki, rêu, trắng,…

Màu sắc của áo nhận được không như thực tế

  • Vấn đề gặp phải: Trong trường hợp bạn đã tới tận nơi xem áo tuy nhiên khi nhận được hàng thì áo lại có màu sắc không giống 100% như lúc bạn xem (đối với những khách đặt hàng số lượng nhỏ). 
  • Lý do: Vì độ dày mỏng và màu sắc của áo có thể khác nhau 1 chút theo từng cây vải, sẽ không thể chuẩn 100% cây vải nào cũng có màu sắc và độ dày giống nhau. Tuy nhiên sự khác biệt này chỉ khoảng 5% không đáng kể. Nếu như màu sắc bạn nhận được quá khác biệt, bạn nên liên hệ với xưởng để được đổi trả.

Màu sắc của hình in – chỉ thêu

  • Vấn đề gặp phải: Màu sắc của hình in – chỉ thêu có thể không chuẩn theo logo/hình ảnh mà bạn cung cấp.
  • Lý do: Màu sắc trên màn hình máy tính và màu sắc trên giấy in hoặc vải thêu có thể khác nhau so sự khác biệt về cách hiển thị trên từng thiết bị. Điều này có thể dẫn đến sự chênh lệch về độ sáng, độ tương phản và độ bão hoà màu sắc giữa hình ảnh và thực tế.

Khách hàng nên làm gì?

  1. Xem mẫu vải thực tế bằng cách đến tận xưởng may để xem hoặc yêu cầu xưởng may gửi mẫu vải tới cho bạn. Như vậy bạn có thể nhìn được màu vải thực tế ngoài đời và chốt màu trước khi triển khai thay vì chỉ nhìn qua hình ảnh
  2. Tương tự đối với màu chỉ, các xưởng sẽ có bảng pantone màu cho khách chọn với mỗi hình thức in – thêu. Hãy xem kĩ bảng màu này để chọn màu đúng với ý của bạn nhất.

Áo bị phai màu nẹp cúc do bảo quản, phối nhiều màu

  • Vấn đề gặp phải: Một số áo polo phối cổ (màu đậm với màu sáng) có thể sẽ bị phai màu nẹp cúc
  • Lý do: Xưởng đồng phục không có quy trình xử lý chống phai màu sẽ rất dễ bị phai màu ở đoạn này. Ngoài ra, phai màu cũng có thể đến từ việc bảo quản áo không đúng cách, như là phơi áo dưới ánh nắng gắt hay bị tác động mạnh từ các chất tẩy rửa khi giặt quần áo.

Khách hàng nên làm gì?

  1. Nếu không cần thiết, bạn có thể hạn chế phối nẹp cúc màu đậm với màu sáng.
  2. Yêu cầu xưởng đồng phục có xử lý cầm màu trước khi cắt, dập áo
  3. Bảo quản áo bằng cách lộn trái áo trước khi giặt và phơi, không dùng áo với các chất tẩy rửa mạnh và không phơi áo dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.

Trên đây là những lưu ý mà bạn nên biết trước khi đặt may – in thêu áo. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn những xưởng đồng phục lớn, uy tín để gửi gắm các sản phẩm của mình.

Đồng phục Nam Dương có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm đồng phục doanh nghiệp, đồng phục công sở, áo thun, áo polo và nhiều loại đồng phục khác. Là một đối tác thân quen của nhiều doanh nghiệp lớn như Vingroup, Viettel, Vinshool, Yakimono, …chúng tôi luôn mong muốn đem lại cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với chi phí tối ưu nhất

—————————————— 

☎ Nếu có nhu cầu tư vấn và báo giá sản phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

👉 Điện thoại: (+84) 24 66 80 5999 

👉 Hotline/Zalo: (+84) 88 69 89 555 

👉 Email: info@namduonguniform.vn 

👉 Website: namduonguniform.vn

 

]]>
https://namduonguniform.vn/xuong-dong-phuc-co-the-khong-noi-cho-ban-biet-dieu-nay/feed/ 0
Cách chọn vải khi làm đồng phục lớp https://namduonguniform.vn/cach-chon-vai-khi-lam-dong-phuc-lop/ https://namduonguniform.vn/cach-chon-vai-khi-lam-dong-phuc-lop/#respond Thu, 14 Nov 2024 03:16:08 +0000 https://namduonguniform.vn/blogs/meo-vat/cach-chon-vai-khi-lam-dong-phuc-lop/

Đồng phục lớp là một trong những kỷ niệm đẹp của thời học sinh, sinh viên. Đồng phục lớp không chỉ thể hiện sự đoàn kết, tinh thần tập thể của lớp mà còn là một cách để biểu hiện cá tính, sở thích và phong cách của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, để có được một bộ đồng phục lớp đẹp, bền và thoải mái, việc chọn vải là rất quan trọng. Vậy bạn biết cách chọn vải khi làm đồng phục lớp như thế nào chưa? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tại sao cần chọn vải kỹ khi làm đồng phục lớp?

Vải là nguyên liệu chính để may áo đồng phục lớp. Chất lượng của vải ảnh hưởng trực tiếp đến:

  • Độ bền của áo: 

Vải chất lượng cao sẽ không bị xù lông, phai màu hay co rút khi giặt nhiều lần. Còn vải chất lượng thấp sẽ dễ bị hư hỏng và mất dáng sau một thời gian sử dụng.

  • Độ thoáng khí và thấm hút của áo: 

Vải thoáng khí và thấm hút tốt sẽ giúp bạn cảm thấy mát mẻ và khô ráo khi mặc áo. Ngược lại, vải kém thoáng khí sẽ gây cảm giác nóng bức, ẩm ướt và khó chịu.

  • Độ co giãn và ôm dáng của áo: 

Vải co giãn sẽ giúp bạn dễ dàng vận động và thoải mái khi mặc áo. Nếu vải co giãn kém sẽ gây cảm giác cứng nhắc và bó sát khi mặc.

  • Độ mềm mại và mịn màng của áo: 

Vải mềm mại và mịn màng sẽ mang lại cảm giác dễ chịu và êm ái khi tiếp xúc với da. Còn vải mà cứng và xơ xác sẽ gây cảm giác khó chịu và ngứa ngáy khi bạn tiếp xúc.

Ngoài ra, vải còn ảnh hưởng đến:

  • Màu sắc và họa tiết của áo: 

Vải có khả năng in ấn tốt sẽ cho ra những màu sắc và họa tiết rõ nét, sống động và bắt mắt. Ngược lại, vải có khả năng in ấn kém sẽ cho ra những màu sắc và họa tiết nhạt nhòa, tối tăm.

  • Giá thành của áo: 

Vải có chất lượng cao sẽ có giá thành cao hơn so với vải có chất lượng thấp. Tuy nhiên, bạn không nên tiết kiệm quá khi chọn vải, vì vải chất lượng thấp sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm không tốt khi sử dụng.

Các loại vải phổ biến khi làm đồng phục lớp

Hiện nay, có rất nhiều loại vải được sử dụng để may áo đồng phục lớp. Tùy vào mục đích, nhu cầu và sở thích của bạn, bạn có thể chọn loại vải phù hợp nhất cho mình. Dưới đây là một số loại vải phổ biến khi làm đồng phục lớp:

  • Vải cotton: 

Đây là loại vải được ưa chuộng nhất khi làm đồng phục lớp, vì có nhiều ưu điểm như: thoáng khí, thấm hút, mềm mại, mịn màng, dễ chịu khi mặc, không gây kích ứng da, không bị co rút hay xù lông khi giặt.

Tuy nhiên, vải cotton cũng có một số nhược điểm như: dễ bị nhăn, phai màu và không co giãn. Vì vậy, bạn nên chọn vải cotton có hỗn hợp với các sợi tổng hợp khác để khắc phục những nhược điểm này. Ví dụ: cotton PE (cotton + polyester), cotton spandex (cotton + spandex), cotton TC (cotton + sợi tre)…

  • Vải polyester: 

Đây là loại vải tổng hợp có nhiều ưu điểm như: bền, không nhăn, không co rút, không xù lông, không phai màu, co giãn tốt, in ấn tốt. Thế nhưng, vải polyester cũng có một số nhược điểm như: kém thoáng khí, kém thấm hút, gây cảm giác nóng bức và khó chịu khi mặc.

Cho nên, bạn có thể chọn vải polyester có hỗn hợp với các sợi tự nhiên khác để khắc phục những nhược điểm này. Ví dụ: polyester cotton (polyester + cotton), polyester rayon (polyester + rayon), polyester bamboo (polyester + sợi tre)…

  • Vải cá sấu: 

Đây là loại vải được dệt từ các sợi tổng hợp có bề mặt có gân giống da cá sấu. Vải cá sấu có nhiều ưu điểm như: bền, không nhăn, không co rút, không xù lông, không phai màu, co giãn tốt, in ấn tốt.

Ngược lại, vải cá sấu cũng có một số nhược điểm như: kém thoáng khí, thấm hút kém, khi mặc sẽ thấy nóng bức và khó chịu. Để khắc phục nhược điểm này, bạn nên chọn vải cá sấu có hỗn hợp với các sợi tự nhiên khác . Ví dụ: cá sấu cotton (cá sấu + cotton), cá sấu rayon (cá sấu + rayon), cá sấu bamboo (cá sấu + sợi tre)…

Cách chọn vải khi làm đồng phục lớp

Sau khi biết được các loại vải phổ biến khi làm đồng phục lớp và các ưu nhược điểm của chúng, bạn cần chú ý đến một số yếu tố sau để chọn được vải phù hợp:

  • Mùa và thời tiết: 

Bạn nên chọn vải phù hợp với mùa và thời tiết khi mặc đồng phục lớp. Ví dụ: nếu bạn mặc đồng phục lớp vào mùa hè, bạn nên chọn vải có tính thoáng khí và thấm hút cao như cotton, rayon, bamboo… Nếu bạn mặc đồng phục lớp vào mùa đông, bạn nên chọn vải có tính giữ ấm tốt như len, nỉ, da lộn…

  • Màu sắc và họa tiết: 

Bạn nên chọn vải có màu sắc và họa tiết phù hợp với ý tưởng thiết kế của bạn. Ví dụ: nếu bạn muốn thiết kế đồng phục lớp có màu sắc tươi sáng và nổi bật, bạn nên chọn vải có khả năng in ấn tốt như polyester, cá sấu… Nếu bạn muốn thiết kế đồng phục lớp có màu sắc trung tính và thanh lịch, bạn nên chọn vải có khả năng giữ màu tốt như cotton, len…

  • Kích thước và số lượng: 

Bạn nên chọn vải có kích thước và số lượng phù hợp với số lượng người mặc và kích cỡ áo. Ví dụ: nếu bạn muốn may đồng phục lớp cho một số ít người và có kích cỡ áo khác nhau, bạn nên chọn vải có kích thước nhỏ và linh hoạt như cotton spandex, polyester spandex… Nếu bạn muốn may đồng phục lớp cho một số lớn người và có kích cỡ áo giống nhau, bạn nên chọn vải có kích thước lớn và đồng nhất như cotton PE, polyester cotton…

  • Giá thành và chất lượng: 

Bạn nên chọn vải có giá thành và chất lượng phù hợp với ngân sách và mong muốn của bạn. Ví dụ: nếu bạn muốn may đồng phục lớp có giá thành rẻ nhưng chất lượng không cao, bạn có thể chọn vải polyester hoặc cá sấu. Nếu bạn muốn may đồng phục lớp có giá thành cao nhưng chất lượng cao, bạn có thể chọn vải cotton hoặc len.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách chọn vải khi làm đồng phục lớp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được những bộ đồng phục lớp đẹp, bền và thoải mái. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc muốn đặt may đồng phục lớp chất lượng cao, hãy liên hệ với chúng tôi. Nam Dương Uniform chuyên sản xuất các loại đồng phục học sinh, đồng phục lớp như áo t-shirt, áo polo, áo sơ mi…
——————————————
Nếu có nhu cầu tư vấn và báo giá sản phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

  • Điện thoại: (+84) 24 66 80 5999
  • Hotline/Zalo: (+84) 88 69 89 555
  • Email: info@namduonguniform.vn
  • Website: namduonguniform.vn
]]>
https://namduonguniform.vn/cach-chon-vai-khi-lam-dong-phuc-lop/feed/ 0
Phối đồ với đồng phục vest nam siêu cuốn hút https://namduonguniform.vn/phoi-do-voi-dong-phuc-vest-nam-sieu-cuon-hut/ https://namduonguniform.vn/phoi-do-voi-dong-phuc-vest-nam-sieu-cuon-hut/#respond Thu, 14 Nov 2024 03:15:23 +0000 https://namduonguniform.vn/blogs/meo-vat/phoi-do-voi-dong-phuc-vest-nam-sieu-cuon-hut/

Là một người đàn ông công sở, ai cũng muốn tạo ấn tượng tốt với khách hàng, đồng nghiệp và sếp. Nếu như bạn muốn thể hiện phong cách chuyên nghiệp, lịch lãm và tự tin, muốn biến đồng phục vest nam thành một món đồ thời trang không thể thiếu trong tủ quần áo của mình thì hãy đọc ngay bài viết này dưới đây.

1. Chọn đồng phục vest nam phù hợp với dáng người và sở thích

Để phối đồ với đồng phục vest nam siêu cuốn hút, điều quan trọng nhất là bạn phải chọn được chiếc vest nam phù hợp với dáng người và sở thích của bạn. Để chọn được chiếc áo vest ưng ý nhất, cần phải xem xét kỹ các yếu tố sau đây.

  • Kích cỡ: 

Bạn nên chọn vest nam vừa vặn với cơ thể của bạn, không quá rộng hay quá chật. Vest nam quá rộng sẽ làm bạn trông thiếu tự tin và lôi thôi, còn vest nam quá chật sẽ làm bạn khó thoải mái và gây ra những nếp nhăn xấu. Bạn nên thử nghiệm nhiều kích cỡ khác nhau để tìm ra chiếc vest nam ưng ý nhất.

  • Kiểu dáng: 

Có rất nhiều kiểu dáng vest nam mà bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với sở thích của bạn. Bạn có thể lựa chọn giữa các kiểu dáng vest nam khác nhau như: vest nam 1 khuy, 2 khuy, 3 khuy; vest nam có cổ ve; vest nam có túi ngực; vest nam có cắt xẻ sau… Bạn cũng nên chú ý đến chiều dài của vest nam, nó không nên quá ngắn hay quá dài so với chiều cao của bạn.

  • Màu sắc: 

Chọn vest nam có màu sắc hài hòa và phù hợp với tông da của bạn là điều khá quan trọng. Bạn có thể lựa chọn giữa các màu sắc vest nam cơ bản như: đen, xám, xanh navy hay nâu; hoặc các màu sắc vest nam nổi bật như: xanh lá cây, xanh da trời hay đỏ. Bạn cũng nên chú ý đến màu sắc của áo sơ mi, quần âu và giày dép khi phối đồ với vest nam, để tạo ra sự hài hòa và thống nhất.

  • Chất liệu: 

Vest nam có chất liệu cao cấp và thoáng mát sẽ đảm bảo được sự bền đẹp và thoải mái khi mặc. Bạn có thể lựa chọn giữa các chất liệu vest nam phổ biến như: vải cotton, vải len, vải lụa hay vải cashmere. Bạn cũng nên chú ý đến mùa và thời tiết khi chọn vest nam, để tránh bị nóng hay lạnh.

2. Phối đồ với đồng phục vest nam theo các phong cách khác nhau

Sau khi đã chọn được chiếc vest nam ưng ý, bạn có thể phối đồ với nó theo các phong cách khác nhau, tùy theo mục đích và hoàn cảnh.

  • Phong cách công sở: 

Đây là phong cách phổ biến nhất khi phối đồ với đồng phục vest nam. Bạn nên chọn vest nam có màu sắc trung tính và kiểu dáng lịch sự, kết hợp với áo sơ mi trắng/kem, quần âu đen/xám và giày da đen/nâu. Bạn cũng có thể thêm vào một chiếc cà vạt hoặc khăn choàng cổ để tăng thêm sự sang trọng và chuyên nghiệp. Tránh mặc vest nam quá rực rỡ hay hoa văn, để không gây phản cảm hay thiếu tôn trọng.

  • Phong cách lãng mạn: 

Phong cách rất phù hợp nếu bạn muốn đi hẹn hò hay tỏ tình với người yêu. Lúc này có thể chọn vest nam có màu sắc ấm áp và kiểu dáng duyên dáng, kết hợp với áo sơ mi hồng/xanh nhạt, quần âu xanh navy/nâu và giày da cùng màu. Bạn cũng có thể thêm vào một chiếc khăn choàng cổ hay một bông hoa để tăng thêm sự lãng mạn và tinh tế. Tránh mặc vest nam quá kín đáo hay nhàm chán, để không gây cảm giác buồn tẻ và thiếu sáng tạo.

  • Phong cách thời trang: 

Nếu như bạn yêu thích sự mới lạ và cá tính thì phong cách này dành cho bạn. Những chiếc vest nam có màu sắc nổi bật và kiểu dáng độc đáo rất phù hợp với phong cách này. Bạn có thể kết hợp với áo sơ mi hoặc áo thun có họa tiết hay slogan, quần jeans/ ống loe và giày sneaker hoặc boots. Với phong cách này cũng có thể thêm vào một chiếc mũ lưỡi trai, kính râm hay trang sức để tăng thêm sự phóng khoáng và cá tính.

3. Lưu ý khi phối đồ với đồng phục vest nam

Cuối cùng, để phối đồ với đồng phục vest nam siêu cuốn hút, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:

  • Luôn giữ cho vest nam được ủi phẳng và sạch sẽ: 

Để tránh gây ấn tượng xấu hay thiếu tôn trọng, bạn nên mang vest nam đến tiệm giặt ủi chuyên nghiệp hoặc tự làm tại nhà một cách cẩn thận.

  • Luôn cài khuy vest nam đúng cách: 

Bạn nên cài khuy vest nam theo quy tắc sau: “khuy trên cùng luôn được cài, khuy giữa có thể cài hoặc không, khuy dưới cùng luôn được mở”

  • Luôn chọn áo sơ mi có cổ áo phù hợp với kiểu dáng của vest nam: 

Tránh gây ra sự lộn xộn hay kém duyên. Nên chọn áo sơ mi có cổ áo tròn hay ôm khi mặc vest nam có cổ ve nhọn, và chọn áo sơ mi có cổ áo nhọn hay rộng khi mặc vest nam có cổ ve tròn.

  • Luôn chọn quần âu có màu sắc và chất liệu phù hợp với vest nam: 

Để tạo ra sự thống nhất và đồng điệu. Bạn nên chọn quần âu có màu sắc tương phản hoặc tương đồng với vest nam, và chọn quần âu có chất liệu cotton, len hoặc lụa khi mặc vest nam có chất liệu tương tự.

  • Luôn chọn giày dép có màu sắc và kiểu dáng phù hợp với vest nam: 

Nếu muốn tăng thêm sự sang trọng và lịch lãm, bạn có thể chọn giày dép có màu sắc hài hòa với quần âu và vest nam. Những kiểu giày có kiểu dáng đơn giản và thanh lịch sẽ khiến bạn ghi điểm trong mắt người đối diện.

Kết luận

Phối đồ với đồng phục vest nam không phải là một việc quá khó khăn hay phức tạp, nếu bạn biết cách chọn và kết hợp các món đồ thời trang sao cho phù hợp với dáng người, sở thích và hoàn cảnh của bạn. Nếu muốnmua đồng phục vest nam, hãy ghé qua Nam Dương Uniform để có được bộ đồ ưng ý nhất.
——————————————
Nếu có nhu cầu tư vấn và báo giá sản phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi 

  • Điện thoại: (+84) 24 66 80 5999
  • Hotline/Zalo: (+84) 88 69 89 555
  • Email: info@namduonguniform.vn
  • Website: namduonguniform.vn
]]>
https://namduonguniform.vn/phoi-do-voi-dong-phuc-vest-nam-sieu-cuon-hut/feed/ 0
Những bộ đồng phục bảo vệ phù hợp cho mùa hè https://namduonguniform.vn/nhung-bo-dong-phuc-bao-ve-phu-hop-cho-mua-he/ https://namduonguniform.vn/nhung-bo-dong-phuc-bao-ve-phu-hop-cho-mua-he/#respond Thu, 14 Nov 2024 03:14:45 +0000 https://namduonguniform.vn/blogs/meo-vat/nhung-bo-dong-phuc-bao-ve-phu-hop-cho-mua-he/

Mùa hè là thời điểm thử thách nhất cho những người làm nghề bảo vệ. Không chỉ phải đối mặt với nắng nóng, ẩm ướt, côn trùng, mà còn phải giữ gìn ngoại hình lịch sự, chuyên nghiệp. Vì vậy, việc lựa chọn đồng phục bảo vệ phù hợp cho mùa hè là rất quan trọng, không chỉ để tạo ấn tượng tốt với khách hàng, mà còn để bảo vệ sức khỏe và tinh thần của nhân viên.

Trong bài viết này, Nam Dương sẽ giới thiệu cho bạn những bộ đồng phục bảo vệ phù hợp cho mùa hè, cũng như những yếu tố cần lưu ý khi chọn và may đồng phục bảo vệ.

Đồng phục bảo vệ theo thông tư 08

Theo thông tư số 08/2016/TT-BCA của Bộ Công an, đồng phục bảo vệ là trang phục được thiết kế riêng biệt, có dấu hiệu nhận biết của tổ chức hoạt động dịch vụ bảo vệ hoặc của người sử dụng dịch vụ bảo vệ. Đồng phục bảo vệ được chia làm hai loại: đồng phục bảo vệ xuân hè và đồng phục bảo vệ thu đông.

Đồng phục bảo vệ xuân hè gồm có:

  • Áo sơ mi cộc tay, có cầu vai ve áo, có túi áo và nút áo.
  • Quần âu, có túi quần và khuy quần.
  • Mũ lưỡi trai hoặc mũ kepi, có biểu tượng của tổ chức hoặc người sử dụng dịch vụ bảo vệ.
  • Cavat, có màu xanh dương hoặc đen.
  • Dây thắt lưng bảo vệ, có khóa kim loại và móc treo.
  • Bộ quần áo mưa, có màu xanh dương hoặc đen.

Đồng phục bảo vệ thu đông gồm có:

  • Áo khoác, có cầu vai ve áo, có túi áo và nút áo.
  • Áo len hoặc áo veston, có cầu vai ve áo.
  • Áo sơ mi dài tay, có cầu vai ve áo, có túi áo và nút áo.
  • Quần âu, có túi quần và khuy quần.
  • Mũ lưỡi trai hoặc mũ kepi, có biểu tượng của tổ chức hoặc người sử dụng dịch vụ bảo vệ.
  • Cavat, có màu xanh dương hoặc đen.
  • Dây thắt lưng bảo vệ, có khóa kim loại và móc treo.
  • Bộ quần áo mưa, có màu xanh dương hoặc đen.

Đồng phục bảo vệ theo thông tư 08 được thiết kế theo mẫu chung của Bộ Công an, có màu xanh dương hoặc đen, có biểu tượng của tổ chức hoặc người sử dụng dịch vụ bảo vệ. Đồng phục bảo vệ phải được may bằng vải chất lượng tốt, có độ bền cao, không bị phai màu, co rút hoặc xù lông khi giặt.

Những yếu tố cần lưu ý khi chọn và may đồng phục bảo vệ mùa hè

Ngoài việc tuân thủ quy định của Bộ Công an, khi chọn và may đồng phục bảo vệ mùa hè, bạn cần lưu ý những yếu tố sau:

  • Chất liệu vải: Loại vải may đồng phục phải mềm mại, thoáng khí, thấm hút mồ hôi, không gây kích ứng da. Có thể sử dụng các loại vải như cotton, kaki, PE hoặc sợi tre.

  • Kiểu dáng: Kiểu dáng đồng phục bảo vệ nên đơn giản, gọn gàng, dễ vận động. Tránh các chi tiết phức tạp như túi nhiều, ve áo rộng, cổ áo cao…

  • Màu sắc: Màu sắc trung tính là sự lựa chọn hợp lý bởi nó phù hợp với quy định và không gây chói mắt. Có thể sử dụng các màu như xanh dương, trắng, xám,..

  • Kích thước: Nên chọn kích thước vừa vặn, không quá rộng hoặc quá chật. Đồng phục bảo vệ phải ôm sát cơ thể nhưng không gây cảm giác bí bách hoặc khó chịu.

  • Độ bền: Đồng phục bảo vệ có độ bền cao, không bị rách, hỏng hoặc phai màu khi sử dụng nhiều lần. Ngoài ra nó cũng phải chịu được các tác động của thời tiết như nắng, mưa, gió…

Những lợi ích của việc mặc đồng phục bảo vệ mùa hè

Mặc đồng phục bảo vệ mùa hè không chỉ là nghĩa vụ của nhân viên, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho cả cá nhân và tổ chức, như:

  • Tạo ấn tượng tốt với khách hàng: Đồng phục bảo vệ giúp nhân viên trông lịch sự, chuyên nghiệp, gọn gàng và sạch sẽ. Điều này sẽ tăng uy tín và niềm tin của khách hàng đối với tổ chức hoặc người sử dụng dịch vụ bảo vệ.
  • Tăng cường tinh thần đoàn kết: Nhân viên khi mặc đồng phục sẽ cảm thấy thuộc về một tập thể, có sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau. Từ đó tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.

  • Bảo vệ sức khỏe và an toàn: Sử dụng đồng phục sẽ giúp nhân viên bảo vệ cơ thể khỏi các tác động của thời tiết, như nắng nóng, ẩm ướt, côn trùng… Đồng thời, đồng phục bảo vệ cũng giúp nhân viên dễ dàng nhận biết và tránh xa các nguy cơ nguy hiểm, như chất độc, lửa, điện…
  • Thể hiện sự tôn trọng và tự trọng: Đồng phục bảo vệ khiến nhân viên thể hiện sự tôn trọng và tự trọng đối với công việc của mình. Bên cạnh đó, nó cũng là biểu tượng của sự trung thành và cam kết với tổ chức hoặc người sử dụng dịch vụ bảo vệ.

Địa chỉ may đồng phục bảo vệ uy tín và chất lượng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ may đồng phục bảo vệ uy tín và chất lượng, bạn có thể tham khảo công ty đồng phục Nam Dương. Nam Dương là một trong những công ty may đồng phục uy tín tại Việt Nam, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực may đồng phục cho các ngành nghề khác nhau.

Tại công ty may đồng phục Nam Dương, bạn sẽ được:

  • Tư vấn miễn phí về thiết kế, chất liệu và kích thước đồng phục bảo vệ.
  • Lựa chọn nhiều mẫu mã và màu sắc đồng phục bảo vệ theo yêu cầu.
  • May đồng phục bảo vệ theo yêu cầu của khách hàng
  • Nhận hàng nhanh chóng, giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
  • Bảo hành 1 đổi 1 và hỗ trợ sau bán hàng chu đáo.

——————————————
Nếu có nhu cầu tư vấn và báo giá sản phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi 

  • Điện thoại: (+84) 24 66 80 5999
  • Hotline/Zalo: (+84) 88 69 89 555
  • Email: info@namduonguniform.vn
  • Website: namduonguniform.vn
]]>
https://namduonguniform.vn/nhung-bo-dong-phuc-bao-ve-phu-hop-cho-mua-he/feed/ 0
Cách bảo quản đồng phục nhà hàng bền lâu https://namduonguniform.vn/cach-bao-quan-dong-phuc-nha-hang-ben-lau/ https://namduonguniform.vn/cach-bao-quan-dong-phuc-nha-hang-ben-lau/#respond Thu, 14 Nov 2024 03:14:00 +0000 https://namduonguniform.vn/blogs/meo-vat/cach-bao-quan-dong-phuc-nha-hang-ben-lau/

Đồng phục nhà hàng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên hình ảnh chuyên nghiệp và thân thiện với khách hàng. Tuy nhiên, do sử dụng thường xuyên và tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm, dầu mỡ, nước sốt, đồng phục nhà hàng rất dễ bị bẩn, hư hỏng và phai màu. Vì vậy, việc bảo quản đồng phục nhà hàng sao cho luôn sạch sẽ, mới mẻ và bền lâu là một công việc không hề đơn giản.

Các loại vải khi may đồng phục nhà hàng

Vải cotton

Vải cotton là loại vải được làm từ sợi bông tự nhiên, có nhiều ưu điểm như:

  • Mềm mại, thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt.
  • Không gây kích ứng da và an toàn cho sức khỏe.
  • Không bị co rút hoặc biến dạng khi giặt hoặc sấy.
  • Giữ màu tốt và không bị phai màu dễ dàng.

Vải cotton thường được sử dụng để may đồng phục cho các vị trí công việc có nhiều hoạt động và tiếp xúc với khách hàng, như nhân viên phục vụ, lễ tân, quản lý… Vì vậy, vải cotton sẽ giúp nhân viên cảm thấy thoải mái và tự tin trong công việc.

Tuy nhiên, vải cotton cũng có một số nhược điểm như:

  • Dễ bị nhăn và cần được ủi thường xuyên.
  • Dễ bị bám bẩn và khó làm sạch các vết bẩn.
  • Giá thành cao hơn so với các loại vải tổng hợp.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại vải cotton khác nhau, như cotton thun, cotton trơn, cotton thun 2 chiều, cotton thun 4 chiều, cotton spandex… Bạn có thể lựa chọn loại vải cotton phù hợp với yêu cầu của bạn.

Vải kaki

Vải kaki là loại vải được làm từ sợi cotton hoặc sợi tổng hợp dệt chéo, có nhiều ưu điểm như:

  • Bền bỉ, chắc chắn và không dễ rách hoặc xù lông.
  • Ít bị nhăn và giữ form tốt.
  • Giặt ủi dễ dàng và không cần ủi nhiều.
  • Có nhiều màu sắc và kiểu dáng để lựa chọn.

Vải kaki thường được sử dụng để may đồng phục cho các vị trí công việc có nhiều hoạt động ngoài trời, như nhân viên bảo vệ, nhân viên giao hàng, nhân viên bếp… Vì vậy, vải kaki sẽ giúp nhân viên bảo vệ được quần áo khỏi bị hư hại và giữ được hình ảnh chuyên nghiệp.

Ngoài ưu điểm, vải kaki cũng có một số nhược điểm như:

  • Không thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt.
  • Không mềm mại và có độ co giãn kém.
  • Dễ bị phai màu khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Có hai loại vải kaki trên thị trường là kaki thun và kaki không thun. Kaki thun có độ co giãn tốt hơn kaki không thun, nhưng cũng dễ bị biến dạng hơn.

Vải kate

Vải kate là loại vải được làm từ sợi TC, là sợi pha giữa cotton và polyester, có nhiều ưu điểm như:

  • Thoáng khí, mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt.
  • Không gây kích ứng da và an toàn cho sức khỏe.
  • Giặt ủi dễ dàng và không cần ủi nhiều.
  • Giữ màu tốt và không bị phai màu dễ dàng.

Vải kate thường được sử dụng để may đồng phục cho các vị trí công việc có ít hoạt động và ít tiếp xúc với khách hàng, như nhân viên văn phòng, nhân viên kế toán, nhân viên thu ngân…

Một số nhược điểm của vải kate:

  • Dễ bị bám bẩn và khó làm sạch các vết bẩn.
  • Không bền bỉ và chắc chắn bằng các loại vải khác.
  • Có độ co giãn kém và dễ bị biến dạng.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại vải kate khác nhau, như kate ford, kate silk, kate lụa…

Cách bảo quản đồng phục nhà hàng trước khi giặt

Trước khi giặt đồng phục nhà hàng, bạn cần làm sạch các vết bẩn trên áo để tránh để lại vết ố sau khi giặt. Bạn có thể sử dụng các loại chất tẩy rửa phù hợp với từng loại vết bẩn và từng loại vải. Sau đây là một số cách xử lý các vết bẩn thường gặp trên đồng phục nhà hàng:

  • Vết dầu mỡ

Bạn có thể rắc bột talc hoặc bột ngô lên vết dầu mỡ và để qua đêm để hút dầu. Sau đó, chải bỏ bột và giặt áo bình thường. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng xà phòng hoặc nước giấm để chà lên vết dầu mỡ trước khi giặt.

  • Vết nước sốt

Hãy ngâm áo trong nước ấm có pha ít nước giấm hoặc nước chanh trong khoảng 15-30 phút để làm mềm vết nước sốt rồi giặt áo như bình thường.

  • Vết cà phê: 

Ngâm áo trong nước lạnh có pha ít nước oxy già trong khoảng 15-30 phút để tẩy đi vết cà phê, sau đó có thể giặt áo.

  • Vết rượu vang

Nên ngâm áo trong nước lạnh có pha ít muối ăn trong khoảng 15-30 phút để khử mùi và làm sáng vết rượu vang rồi mới giặt áo.

Cách bảo quản đồng phục nhà hàng khi giặt

Khi giặt đồng phục nhà hàng, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Phân loại đồng phục theo màu sắc và chất liệu: 

Bạn nên giặt riêng đồng phục màu trắng với đồng phục màu sắc để tránh bị nhuộm màu. Ngoài ra nên giặt riêng đồng phục bằng vải cotton và vải tổng hợp để tránh bị co rút hoặc hư hại sợi vải.

  • Điều chỉnh nhiệt độ và chế độ giặt phù hợp: 

Nên giặt đồng phục nhà hàng ở nhiệt độ thấp hoặc vừa để tránh bị co rút hoặc phai màu. Chú ý chọn chế độ giặt nhẹ hoặc vừa để tránh bị rách hoặc xù lông vải.

  • Sử dụng bột giặt và nước xả phù hợp: 

Bạn nên sử dụng bột giặt và nước xả dành cho đồng phục nhà hàng, có khả năng làm sạch, khử mùi và bảo vệ màu sắc của vải. Bên cạnh đó hạn chế sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh, có thể gây hại cho vải và da tay.

  • Không ngâm quá lâu: 

Ngâm đồng phục nhà hàng trong khoảng 15-30 phút trước khi giặt để làm sạch các vết bẩn là vừa đủ. Nếu ngâm quá lâu, đồng phục nhà hàng có thể bị ố vàng hoặc mốc.

Cách bảo quản đồng phục nhà hàng sau khi giặt

Sau khi giặt, bạn cần làm các bước sau để bảo quản đồng phục nhà hàng:

  • Vắt nhẹ: 

Bạn nên vắt nhẹ đồng phục nhà hàng để loại bỏ nước dư thừa, tránh làm giãn hay biến dạng form áo. Không nên vắt quá mạnh hoặc sử dụng máy sấy, có thể gây hư hại cho vải.

  • Phơi khô: 

Phơi khô đồng phục nhà hàng ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, có thể gây phai màu hoặc co rút. Nhớ lộn trái áo khi phơi để bảo vệ các hình in thêu trên áo.

  • Ủi áo: 

Chú ý ủi áo khi còn ẩm để dễ dàng làm phẳng các nếp nhăn. Bạn cũng nên điều chỉnh nhiệt độ và chế độ ủi phù hợp với từng loại vải. Không nên ủi trực tiếp lên các hình in thêu, có thể gây bong tróc hoặc chảy xệ.

  • Cất giữ: 

Cất giữ đồng phục nhà hàng trong tủ quần áo sạch sẽ, thoáng khí, tránh ẩm mốc. Bạn cũng có thể treo áo trên móc hoặc gấp áo gọn gàng để giữ form áo.

Với những cách bảo quản đồng phục nhà hàng này, hy vọng bạn sẽ có thể áp dụng thành công và duy trì được hình ảnh đẹp của nhà hàng và nhân viên. Đồng phục nhà hàng không chỉ cần đẹp mà còn phải bền, vì vậy hãy chọn mua đồng phục nhà hàng chất lượng cao và chăm sóc đúng cách để tiết kiệm chi phí và thời gian. Nếu bạn cần tư vấn hoặc đặt may đồng phục nhà hàng chuyên nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

——————————————

☎ Để được tư vấn và báo giá các sản phẩm đồng phục nhà hàng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

👉 Điện thoại: (+84) 24 66 80 5999

👉 Hotline/Zalo: (+84) 88 69 89 555

👉 Email: info@namduonguniform.vn

👉 Website: namduonguniform.vn

]]>
https://namduonguniform.vn/cach-bao-quan-dong-phuc-nha-hang-ben-lau/feed/ 0